Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Thực trạng ô nhiễm do chăn nuôi
Trong những năm gần đây, sản xuất chăn nuôi đang phải đương đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật như cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc, chọn, tạo giống và quản lý mà cả những yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội.
Những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi là những vấn đề đầu tiên. Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước ngầm do chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. Ô nhiễm mùi và nước thải từ các chất thải chăn nuôi trong chuồng trại, các hệ thống dự trữ hoặc từ quá trình sử dụng phân bón trên đồng ruộng cũng đang là vấn đề quan tâm của nhân dân trong các khu vực chăn nuôi.
4.3.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến cảnh quan nông thôn và sinh hoạt của người dân.
Quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy cho dù là hệ thống sản xuất trang trại VAC, VC, hay mô hình chăn nuôi trong nông hộ nhỏ lẻ, gia trại thì chất thải chăn nuôi thực sự đang ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan nông thôn, làm mất đi vẻ trong lành của thôn quê.
Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ len lỏi trong khu dân cư, mặc dù lượng chất thải chăn nuôi bình quân/ hộ không quá lớn nhưng không được xử lý để bón ruộng như trước đây nữa và cũng không đủ lớn để xây hầm biogas nên đa số người chăn nuôi chọn cách rửa chuồng và xả trực tiếp ra cống, rãnh công cộng. Vì thế hiện tượng phổ biến nhất là phân, chất thải chăn nuôi ngập ngụa trong các cống rãnh ven đường, tắc nghẽn và lưu cữu. Ngày nắng hay ngày mưa mùi phân gia súc bốc lên rất khó chịu, ruồi muỗi sinh sản nhiều. Cộng thêm mật độ dân cư ngày càng cao, chuồng trại chăn nuôi ngày càng gần nhà ở, ô nhiễm chất thải chăn nuôi càng trở nên nghiêm trọng. Trong tương lai chúng ta chỉ chấp nhận sự phát triển chăn nuôi có quy hoạch ở các trang trại xa khu dân cư và có hệ thống xử lý môi
trường nhưng trước mắt không thể không chấp nhận hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ vì đó là tập quán lâu đời, là nguồn thu nhập của nông dân nghèo. Vấn đề là làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm?
Trong khu dân cư còn tồn tại hình thức chăn nuôi gia trại, quy mô lớn hơn chăn nuôi truyền thống tùy thuộc điều kiện chuồng trại, vốn, lao động và kinh nghiệm của chủ hộ. Tuy nhiên quy trình sản xuất thì thay đổi không nhiều, chăn nuôi phần nhiều vẫn dựa vào kinh nghiệm và tập quán, đặc biệt là vấn đề xử lý chất thải. Các gia trại chăn nuôi cũng là một nguồn ô nhiễm đáng kể đe dọa cộng đồng dân cư. Nhiều gia đình có xử lý chất thải song quy trình vệ sinh chuồng trại lại không đảm bảo thường xuyên nên mùi hôi thối vẫn phát tán ra khu dân cư lân cận.
Chăn nuôi trang trại tập trung – nơi lẽ ra mọi vấn đề về môi trường phải được cam kết đảm bảo thì vì nhiều lý do khác nhau ô nhiễm vẫn xảy ra. Để có dẫn liệu cụ thể, chúng tôi chọn 5 trang trại chăn nuôi tập trung chuyên con ( nuôi lợn nạc, gà công nghiệp ), ở mỗi trại phát 30 phiếu điều tra cho người dân sống ở khu vực lân cận. Kết quả xử lý phiếu điều tra như sau:
Bảng 2. Phàn nàn của người dân liên quan đến các cơ sở chăn nuôi
Nội dung phàn nàn
Số phiếu có ý kiến phàn nàn /số
phiếu thu về
Tỷ lệ (%)
Mùi khó chịu 150/150 100,00
Gia tăng ruồi, muỗi 150/150 100,00
Tiếng ồn lớn 43/150 28,67
Nước ao hồ ô nhiễm 64/150 42,67
Tắc nghẽn hệ thống thoát nước công cộng 41/150 27,33
Ảnh hưởng đến hoa màu 17/150 11,33
Làm chết cá 10/150 6,67
Mất mỹ quan khu dân cư 59/150 39,33
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 57/1550 38,00
Nguy cơ lây bệnh từ súc vật sang người 21/150 14,00
Như vậy cả 5 trại chăn nuôi nằm trong khu vực dân cư tập trung hoặc gần khu dân cư đều bị người dân phàn nàn hoặc khiếu nại về vấn đề ô nhiễm môi trường như mùi khó chịu, tiếng kêu của súc vật, ô nhiễm nguồn nước và các vấn đề khác ( liên quan đến sức khỏe, cảnh quan, lo sợ lây bệnh từ vật nuôi ). 100% số người được hỏi đều kêu ca tình trạng các cơ sở chăn nuôi phát ra mùi khó chịu, ruồi muỗi sinh sôi nhiều gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của cả cộng đồng. Một số hộ dân có ruộng lúa, ao cá gần trại chăn nuôi còn phản ánh năng suất lúa của họ bị giảm do lá lúa phát triển quá tốt khi quá nhiều chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn được thải ra gần ruộng lúa hoặc chất thải làm chết cá.
4.3.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng từ chất thải chăn nuôi
Liên quan đến ô nhiễm chất thải chăn nuôi, nhiều nghiên cứu y khoa đã cho biết ô nhiễm chăn nuôi có thể gây nên nhiều căn bệnh về tiêu hóa, hô hấp, da liễu, thần kinh cho người trực tiếp chăn nuôi cũng như sức khỏe của các hộ dân sống xung quanh khu vực chăn nuôi.
Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy nhiều chuồng trại chăn nuôi được xây dựng liền kề nhà ở, khoảng cách chỉ 20-30 m. Nếu không có biện pháp xử lý chất thải thích hợp và triệt để thì môi trường sống của các hộ gia đình xung quanh sẽ không đảm bảo và gây nguy hại đến sức khỏe người dân.
Chúng tôi phát phiếu điều tra cho 50 người dân trực tiếp chăn nuôi và người dân sống liền kề khu vực chăn nuôi để hỏi về những căn bệnh mà họ thường mắc phải, tần suất mắc bệnh v.v. Sau đây là một số kết quả ban đầu về những bệnh họ thường mắc phải – những căn bệnh bị nghi ngờ liên quan đến ô nhiễm chất thải.
Bảng 3: Những căn bệnh thường gặp ở người chăn nuôi và người dân cư trú gần các cơ sở chăn nuôi
(n = 50 ) Loại bệnh
Số người có biểu hiện Tỷ lệ
Bệnh da 17 34,0
Bệnh hô hấp 12 24,0
Mắt 19 38,0
Tiêu hóa 9 18,0
Thần kinh ( đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, ..)
5 10,0
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa [ 9] tại Phú Bình –Thái Nguyên trên đối tượng là những người làm nghề chăn nuôi lợn, thì danh sách những bệnh
liên quan đến ô nhiễm môi trường chăn nuôi những bệnh đã nêu còn có thêm nhiều bệnh khác: bệnh giun sán, bệnh cơ xương, khớp, bệnh tiết niệu v.v..Tỷ lệ người mắc một số căn bệnh cũng cao, ví dụ bệnh da, tùy từng nhóm dân cư dao động từ 44,71 đến 52,3 %.
Mặc dù kết quả điều tra của chúng tôi còn ít và đơn giản chỉ dựa vào phỏng vấn trực tiếp người dân nhưng cũng phần nào phản ánh được mối quan hệ giữa ô nhiễm chăn nuôi và tình trạng sức khỏe của những người có liên quan, vấn đề mà nhiều nghiên cứu y học đã có kết luận.
Nhiều chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng ngay cả ở những khu vực hiện nay không thấy có dấu hiệu ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sức khỏe của cộng đồng nhưng về mặt lâu dài, nếu chất thải chăn nuôi không được xử lý thích hợp, chắc chắn ô nhiễm sẽ tích lũy theo thời gian và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trong khu vực.
4.3.3. Tác động môi trường do chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi tác động đến hầu hết các thành phần môi trường ( Đất, nước mặt, nước ngầm, không khí… ), tuy nhiên vì điều kiện và năng lực nghiên cứu hạn chế chúng tôi chỉ đánh giá tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường nước theo một số chỉ tiêu cơ bản.
Chúng tôi đã phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt ở 3 khu vực có khoảng cách trong vòng 100m tính từ hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, mỗi khu vực lấy mẫu ở 5 vị trí. Kết quả như sau:
Bảng 4. Tác động đến môi trường nước từ chất thải chăn nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu
đo được
TCN 678 – 2006
Số lần cao hơn TCN Nhu cầu oxi hóa học
(COD)
mg/l 120,08 10 12,0
Nhu cầu oxi sinh học ( BOD )
mg/l 123,08 6 20,5
Coliform MPN/
100ml
5719 800 7,2
Ecoli MPN/
100ml
3500 500 7,0
Salmonella % mẫu
dương tính
20,0 0 -
Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y
Kết quả cho thấy nước mặt xung quanh cơ sở chăn nuôi bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh trầm trọng. Thể hiện ở: Nhu cầu oxi hóa học (COD): đạt 120,08 mg/l cao hơn 12 lần cho phép. Nhu cầu oxi sinh học (BOD): đạt 123,08 mg/l cao 20,5 lần cho phép, Colform đạt 5719 MPN/ 100ml cao hơn 7,2 lần cho phép và 20% số mẫu kiểm tra dương tính với salmonella - loại vi sinh vật không được phép có mặt trong nước dùng trong chăn nuôi. Mật độ Ecoli cũng cao hơn nhiều lần mức cho phép: đạt 3500 MPN/ 100ml - cao hơn mức cho phép 7 lần.
Ô nhiễm môi trường nước bề mặt các thủy vực lân cận cơ sở chăn nuôi là kết quả lan truyền ô nhiễm từ phân, nước thải chăn nuôi, thậm chí ngay cả nước thải ra từ hầm biogas. Vì thế chúng tôi tiến hành những nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung dữ liệu cho kết quả đánh giá tác động môi trường từ chất thải chăn nuôi, bao gồm:
Phân tích một số mẫu nước thải chăn nuôi trước và sau khi đi qua hầm biogas nhằm đánh giá mức độ cải thiện ô nhiễm sau xử lý và độ an toàn cho môi trường.
Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh học trong chất thải rắn ( phân gà )
Kết quả phân tích được trình bày tại 2 bảng sau.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu nước thải trước và sau xử lý biogas
TT Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trước Biogas Sau Biogas TCN (678-2006)
1 pH 7.02 ± 0.24 6.90 ± 0.15 5 - 9
2 BOD mg/l 661.40 ± 278 384.60 ± 99 300
3 COD mg/l 2324.60 ± 1073 1349 ± 478.50 400
4 SS mg/l 4412.80 ± 400 2789.20 ± 500 500
5 Sunfua ( H2S ) mg/l 6.07 ± 3.51 5.78 ± 1.07 1 6 Amoniac (NH3) mg/l 2532 ± 64 151.40 ± 31 5 7 Nito tổng số ( N ) mg/l 218.80 ± 64 125 ± 35 150 Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y
Kết quả cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể hàm lượng các chỉ tiêu kiểm tra mẫu chất thải lỏng sau xử lý biogas so với trước khi được xử lý. Tuy nhiên, đối chiếu với giới hạn mà tiêu chuẩn ngành quy định, chỉ có 2 chỉ tiêu là pH và lượng N tổng số là đạt tiêu chuẩn mức B, các chỉ tiêu còn lại đều vượt, thậm chí vượt gấp nhiều lần như COD (3-4 lần), SS (5-6 lần), Amoniac (hơn 30 lần)…Vì vậy nếu nước thải từ hầm biogas không trải qua các công đoạn xử lý khác nữa trước khi thải ra môi trường thì mức độ ô nhiễm vẫn còn khá cao.
Bảng 6: Chỉ tiêu sinh học trong chất thải chăn nuôi gà.
Mật độ vi sinh vật ( CFU/g)
Chỉ tiêu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
VKTS 7,32x105 8,71x107 4,34x107 6,24x106
E.Coli 4,56x103 6,76x103 4,52x103 4,62x103
Salmonella 9,41x104 7,26x104 6,43x103 5,75x104
Trứng giun 12 15 8 12
Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y
Kết quả phân tích trong bảng cho thấy, trong phế thải chăn nuôi gà dạng rắn chứa quần thể vi sinh vật gây bệnh và trứng giun rất cao. Điều này cho thấy nguy cơ các mầm bệnh phát triển và bệnh tật lây nhiễm sang cho người dân là rất lớn khi người dân sử dụng trực tiếp loại phế thải này để bón cho rau màu hoặc thải ra môi trường.