Hoạt động bán của nông dân

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 52 - 54)

Bảng 4.7 dưới đây mô tả thị trường đầu ra: Có 73,3% người nuôi bán cá cho công ty chế biến với lượng bán chiếm 86,2%, và có 26,7% người nuôi bán cá cho thương lái chiếm 13,8% tổng sản lượng bán ra.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.7: Thị trường đầu ra của nông dân

Đối tượng mua Tần số Tỷ lệ hộ bán (%) Lượng bán (%)

Thương lái 8 26,7 13,8

Công ty chế biến 22 73,3 86,2

Tổng cộng 30 100,0

Nguồn: kết quả khảo sát 2008

Người nuôi bán cho công ty chế biến với lý do như sau: Công ty thường trả tiền mặt 1 lần, do quen biết hoặc có hợp đồng trước mua bán cá với công ty hoặc bán có giá hơn (13,3%), có 3,3% số người cho rằng có sản lượng cá thu hoạch lớn nên bán cho công ty.

Người nuôi bán cho người thương lái với lý do: Sản lượng thu hoạch ít, công ty chế biến không thu mua (10%), hoặc bán cho thương lái có giá hơn và do quen biết (3,3%).

Trong khâu bán cá, người nuôi thường phải chủ động tìm đến công ty hoặc người thương lái để bán (70%). Cách thức người nuôi cá tìm đến công ty chế biến hoặc thương lái bằng điện thoại là phổ biến nhất (53,3%), liên hệ trực tiếp (đem sản phẩm cá đến công ty, hoặc người thương lái đến tận nhà mua,…) chiếm tỉ lệ 16,7%. Trường hợp người mua cá chủ động tìm đến người nuôi chỉ chiếm 26,7%. Hình thức thanh toán: Thanh toán tiền mặt 1 lần chiếm đa số (70%), trả tiền mặt chia làm 2 lần (20%), trả theo hợp đồng (10%), còn một hình thức khác là trả chậm (chia làm nhiều lần để trả trong một thời gian).

Hợp đồng trong mua bán: Người nuôi cá bán cho công ty hoặc thương lái hầu hết là có hợp đồng chiếm 80%, không hợp đồng chỉ chiếm 20%. Cách thức hợp đồng là hợp đồng bằng văn bản, có chữ ký, qui định rõ giá cả trong hợp đồng (60%) hoặc một hình thức khác của hợp đồng là gọi điện thoại, gặp mặt nhau cả 2 bên thoả thuận giá mà không cần có văn bản (3,3%).

Chi phí, giá bán và lợi nhuận nuôi cá tra được mô tả trong Bảng 4.8. Trong năm 2007 người nuôi cá ước tính chi phí trung bình 1 kg cá từ lúc thả giống đến lúc thu hoạch là 12.700 đồng/kg (có người nuôi tốn ít chi phí hơn 4.800 đồng/kg, chi phí nhiều nhất là 16.100 đồng/kg). Giá bán 1 kg cá tra cũng chênh lệch từ 11.000 đồng/kg đến 16.500 đồng/kg, tuỳ thuộc vào chất lượng cá, thị trường cá lúc bán mà người nuôi bán được giá phù hợp, nhưng trung bình bán được 13.700 đồng/kg. Vì thế mà lợi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhuận của 1 kg cá cũng khác nhau, trung bình lời khoảng 1.400 đồng/kg, tuy nhiên cũng có hộ nuôi bị thua lỗ, hộ nuôi lời nhiều nhất được khoảng 9.700 đồng/kg. Chi phí trung bình so với năm 2006 tăng 3.745 đồng/kg (Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 chi phí sản xuất một kg cá tra theo hình thức nuôi ao - hầm vùng ĐBSCL trung bình 9.600 đồng/kg, trong đó An Giang là địa phương có giá thành thấp nhất là 8.894 đồng/kg).

Bảng 4.8: Giá mua, chi phí, giá bán và lợi nhuận của nông dân ĐVT: 1.000đ/kg

Chỉ tiêu Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Giá mua 20 0,4 3,7 1,6

Chi phí thêm vào 20 3,8 15,7 10,8

Tổng chi phí 30 4,8 16,1 12,7

Giá bán 30 11,0 16,5 13,7

Lợi nhuận 30 -3,7 9,7 1,4

Ghi chú: Tất cả các chi tiêu trên tính trên 1 kg cá sau khi thu hoạch. Nguồn: kết quả khảo sát 2008

Tiêu chuẩn chất lượng người mua đặt ra: Có 83,3% người nuôi cho rằng giá cá cao đối với những loại cá có màu sắc đẹp (thịt trắng và trắng hồng); Không có nhiễm chất kháng sinh (53,3%); Kích cỡ cá lớn, đều (46,7%); Cá không bị bệnh (23,3%). Từ những tiêu chuẩn người mua đặt ra như trên thì có 50% số người nuôi đáp ứng tốt, 43,3% đáp ứng tương đối tốt và có 6,7% đáp ứng chưa tốt (do không đáp ứng được chuẩn kích cỡ hoặc cá bị nhiễm kháng sinh (3,3%).

Quyết định giá cả trong mua bán: Giá cá chủ yếu là do người mua và người bán thoả thuận (66,7%); cũng có trường hợp do người mua quyết định giá (33,3%).

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)