Ảnh hưởng của tỷ lệnhựa PP/MAPP/bột gỗtới độ bền vađậ p

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa plypropylene (Trang 80 - 82)

L ời cam đ oan

4.1.6. Ảnh hưởng của tỷ lệnhựa PP/MAPP/bột gỗtới độ bền vađậ p

Thông qua kết quả thí nghiệm tiến hành phân tích phương sai, kiểm tra sự tồn tại của các hệ số hồi quy theo tiêu chuẩn Student và kiểm tra sự tồn tại của mô hình theo tiêu chuẩn Fisher (phụ lục 5). Chúng tôi đã tìm được mối quan hệ rất chặt giữa tỷ lệ nhựa PP/MAPP/bột gỗ với độ bền va đập thông qua phương trình tương quan và đồ thị sau:

Hình 4.8: Ảnh hưởng của tỷ lệ nhựa PP/MAPP/bột gỗtới độ bền va đập

Việc tìm được quy luật và mô hình hóa ảnh hưởng của lệ nhựa PP/MAPP/bột gỗ tới độ bền va đập có ý nghĩa là xác định nhanh được độ bền va đập khi các tỷ lệ thành phần này thay đổi. Thông qua việc mô hình hóa này

đã xác định được độ bền vađập lớn nhất là 10,44KJ/m2 khi tỷ lệ thành phần là nhựa PP 64,1%/ MAPP 3,8%/ bột gỗ 32,1% tính theo khối lượng.

Nhận xét ảnh hưởng của tỷ lệ nhựa/bột gỗ/MAPP tới độ bền WPC

Qua hình 4.6, 4.7, 4.8 ta thấy khi tỷ lệ nhựa PP, MAPP quá ít hoặc ít thì

độ bền đều không cao, sở dĩ có hiện tượng như vậy là do:

- Khi tỷ lệ nhựa nềnPP quá ít thì tỷ lệ cốt nhiều, khi đó pha cốt nhiều hơn pha nền do vậy nhựa nền không bao bọc được hết phần cốt, do đó liên kết giữa pha nền và cốt không liên tục trong vật liệu WPC; mà độ bền của vật liệu bền phụ thuộc vào liên kết giữa nền-cốt,trong khi đó liên kết giữa hai pha này không liên tục, chính vì vậy độ bền giảm. Ngược lại khi nhựa nền PP quá nhiều thì cốt bột gỗ ít, trong trường hợp này pha nền bao bọc được hết cốt,

nhưng nhựa nềnkhuếch tán vào bột gỗ tạo thành liên kết đinh nhựanhưng ít; mặt khác độ bền sợi gỗ lớn hơn nhựa PP mà lượng đưa sợi gỗ đưa vào ít, chính vì vậy mới dẫn tới hiện tượng này.

- Khi đưa chất MAPP vào vật liệu với mục đích là để nhóm chức MA liên kết este với nhóm OH của bột gỗ và liên kết tĩnh điện giữa Hydro-Hydro; nhưng khi đưa MAPP quá ít hoặc quá nhiều thì độ bền của vật liệu đều không cao. Vì khi MAPP quá ít thì nhóm chức MA ít, sẽ tạo được ít liên kết este của MAPP-gỗ, sau đó khuếch tán vào nhựa nền PP hình thành cácmóc xoắn nhưng số lượng ít; chính vì vậy độ bền của vật liệu không cao. Ngược lại MAPP quá nhiều lớp trung gian dày, các mạch phân tử MAPP lớn khó tiếp xúc với bề mặt gỗ, nên không phản ứng được với nhóm OH, khi đưa một lượng lớn MAPP sẽ làm cản trợ sự kết tinh của polyme, mặt khác nhóm chức của MAPP có thể phản ứng với nước trong gỗ tạo thành axit phá hủy bột gỗ; chính vì vậy làm giảm độ bền của vật liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa plypropylene (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)