Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 62)

Trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG, các bên chủ thể gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Vì hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được xác lập dưới dạng hợp đồng cầm cố, nên các bên chủ thể trong hợp đồng gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Trên thực tế, nếu bên bảo đảm là bên thứ ba (không phải là bên vay vốn) thì các TCTD lại ký hợp đồng có ba bên chủ thể gồm: bên vay, bên cầm cố và bên nhận cầm cố.

Bên nhận cầm cố trong hợp đồng cầm cố chính là TCTD đã cho bên vay vay vốn đứng ra nhận GTCG cầm cố để bảo đảm khả năng thu hồi nợ vay của mình. Đại diện TCTD ký kết hợp đồng bảo đảm là người đại diện theo pháp luật (Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố là chủ sở hữu hợp pháp GTCG, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng chủ thể pháp luật cấm/hạn chế trở thành bên bảo đảm nghĩa vụ. Đó có thể là cá

nhân (một hoặc nhiều cá nhân) hoặc tổ chức, có thể chính là bên vay vốn hoặc là bên thứ ba có GTCG đem cầm cố. Trường hợp bên cầm cố là tổ chức thì người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (TCTD yêu cầu người ký hợp đồng cung cấp văn bản ủy quyền hợp pháp).

Trường hợp bên cầm cố là cá nhân trong thời kỳ hôn nhân mà GTCG chỉ đứng tên vợ hoặc chồng và bên cầm cố không chứng minh được GTCG đó thuộc sở hữu của riêng họ, thì nhiều TCTD yêu cầu cả hai người phải cùng ký tên vào hợp đồng cầm cố để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (khoản 3, Điều 28) và BLDS năm 2005 (Điều 223), theo đó việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Trường hợp họ không cùng ký thì phải có ủy quyền bằng văn bản của một trong hai người cho người còn lại ký các hợp đồng này.

Yêu cầu trên đây của TCTD là phù hợp với thực tế vì hoạt động cho vay của các TCTD luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro có thể thấy được trong quan hệ cho vay là bên vay không có khả năng trả nợ tiền vay đúng theo cam kết tại hợp đồng vay vốn, TCTD sẽ "mất vốn" hoặc khó thu hồi vốn nếu như TCTD không xử lý được GTCG để thu hồi nợ khi bên vợ hoặc chồng của bên cầm cố có tranh chấp về quyền sở hữu GTCG với bên cầm cố.

Như vậy, vấn đề xác định ai là bên chủ thể cầm cố tưởng chừng như đơn giản (như đối với GTCG ghi danh đã có ghi tên người sở hữu trên đó) lại trở thành khó khăn, phức tạp (khi "vướng vào" nguyên tắc phân định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân), dẫn đến việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng cầm cố GTCG với tư cách của bên cầm cố cũng gặp vướng mắc.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)