XÃ HỘI HỌC
1. Tất cả các nhà xã hội học đều xoay quanh đối tượng nghiên cứu của xã hội học đó là gì? Hãy giải thích?
• Gơi ý tài liệu tham khảo: “Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học xã hội, 2008, tr.26-tr.60.
2. Sự bổ sung, cạnh tranh lẫn nhau trong lịch sử phát triển của xã hội học.
3. Lịch sử phát triển của xã hội học là lịch sử phát triển của các lý thuyết trong việc trong giải quyết những vấn đề xã hội.
4. Xã hội học không ra đời ở thời điểm khác mà ra đời ở đầu thế kỷ XIX (1838), bởi những tiền đề tất yếu sau : tiền đề kinh tế- xã hội ; tiền đề chính trị, văn hóa, tư tưởng ; tiền đề về khoa học và phương pháp luận. Trong đó, tiền đề kinh tế- xã hội trong bối cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ góp phần hình thành nên đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Hãy lý giải.
5. Auguste Comte đã chia các phương pháp trong nghiên cứu xã hội học thành bốn nhóm: phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử. Những phương pháp này được xây dựng nền tảng phương pháp luận nào? Dựa vào bối cảnh lịch sử thời Auguste Comte để lý giải vì sao ông lại đưa ra quan điểm về phương pháp luận này?
6. Đóng góp của Auguste Comte đối với xã hội học.
7. Theo Auguste Comte quan sát mà thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết sẽ không có lợi gì cho nghiên cứu khoa học, không có lợi gì cho sự phát triển khoa học xã hội.Các bạn suy nghĩ như thế nào về quan điểm này? Hãy bình luận mối liên hệ giữa lý luận và thực nghiệm. Đưa ra một ví dụ minh họa để thấy rằng lý luận dẫn đường cho nghiên cứu thực nghiệm và ngược lại.
8. Dựa vào quan điểm chức năng của H. Spencer, hãy tìm hiểu chức năng của gia đình và sự biến đổi chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay.
9. Nêu những đóng góp chính của Karl Marx đối với xã hội học và cho ví dụ bằng những đề tài nghiên cứu cụ thể trong xã hội học để làm sáng tỏ cho nhận định: “Mặc dù Karl Marx không tự xem mình là nhà xã hội học nhưng các
nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đều coi Marx là nhà xã hội học vĩ đại” (Lê Ngọc Hùng, 2005: 80)
10.Dựa trên quan điểm bất bình đẳng của Karl Marx, hãy phân tích sự bất bình đẳng trong giáo dục hiện nay tại Việt Nam.
11.Emile Durkheim_Max Weber:
11.1 Nêu đối tượng nghiên cứu xã hội học của Durkheim và Max Weber. Cho ví dụ.
11.2 Trình bày quan niệm của Durkheim về đòan kết xã hội. Dựa vào quan điểm trên để lý giải sự phân công lao động, vấn đề tử tự, lệch lạc xã hội, chức năng tôn giáo.
11.3 Tại sao nói Durkheim và Max Weber đã xác định cho xã hội học trở thành một khoa học độc lập?
11.4 Tại sao nói E. Durkheim là người đặt nền móng cho nghiên cứu định lượng và Max Weber là người đặt nền móng cho nghiên cứu định tính.
11.5 Trình bày phương pháp luận xã hội học của E. Durkheim và Max Weber.
11.6 Sử dụng lối tiếp cận của Max Weber về hành động xã hội E. Durkheim về sự kiện xã hội để lý giải một vấn đề xã hội mà anh chị quan tâm.
11.7 So sánh quan điểm của Max Weber với Karl Marx và E.Durkheim
12. Hãy trình bày quan điểm của Simmel về đồng tiền? Bạn suy nghĩ gì về đồng tiền trong quan hệ xã hội Việt Nam?
13. Đóng góp của H. Spencer đối với lý thuyết chức năng và G.Simmel đối với lý thuyết tương tác biểu tượng.
14. Nội dung chính và những quan điểm cơ bản của lý thuyết chức năng, lý thuyết mâu thuẫn, sự lựa chọn hợp lý.
15. Sử dụng lối tiếp cận của một lý thuyết (quan điểm của các nhà xã hội học tiền phong hoặc các trường phái trong xã hội học hiện đại) để lý giải một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.