NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA VIỆC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN NHƯ THANH

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo (Trang 26 - 27)

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA VIỆC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN NHƯ THANH

TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN NHƯ THANH

2.1 Khái quát chung về vấn đề cho vay hộ nghèo 2.1.1 Sự cần thiết cho vay hộ nghèo 2.1.1 Sự cần thiết cho vay hộ nghèo

Đói nghèo là hiện tượng phô biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại

khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa

đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ôn định công bằng

xã hội, góp phần thúc đây phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát

triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ồn định và công bằng xã

hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh.

Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về xoá đói giảm nghèo thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được.

Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người

nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tắt nhiên Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là:

> Hỗ trợ người nghèo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế:

Hộ nghèo là một bộ phận dân cư không nhỏ phần lớn tập trung ở nông thôn . Nước ta người dân sống ở nông thôn chiếm hơn 70% dân số. Nếu thu nhập của họ được nâng lên sẽ giảm được gánh nặng cho nền kinh tế, hơn nữa họ sẽ tạo ra một nguồn sản phẩm dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành công, thương nghiệp.

Hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo được hoạch định trong chương trình

quốc gia xoá đói giảm nghèo, điều này càng khẳng định rõ định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

> Hỗ trợ người nghèo nhằm giải quyết những vấn đề xã hội:

SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng

Nghèo đói đễ dẫn đến phát sinh các tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Hỗ trợ người nghèo giúp người nghèo có được công ăn, việc làm tạo ra nguồn thu nhập, có cơ hội xoá nguồn gốc tiêu cực góp phần thực hiện xây dựng xã hội

văn minh, bình đẳng.

Hỗ trợ người nghèo là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mỗi quốc gia, giải quyết vấn đề đói nghèo là mối quan tâm chung của toàn xã hội và đòi hỏi phải sử dụng một nguồn lực lớn. Từ yêu cầu này mà Chính phủ đã huy động các nguồn lực tổng hợp trong và ngoài nước, hoạch định chính sách, chương trình xoá đói giảm nghèo trong cả quá trình xây dựng CNXH.

Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi chính phủ đề giứp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trau đồi kinh nghiệm.

Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ người nghèo được thực hiện bằng các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng cho đến thời điểm này

thì hình thức tín dụng có hoàn trả là có tính ưu việt và hiệu quả hơn cả.

2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh đi vào hoạt động được

hơn 8 năm, thành lập năm 2003 với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là cho vay hộ

nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội đang mở rộng diện

tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo s* Quy trình cho vay

Từ ngày thành lập thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo

theo Quyết định 316, cho vay trực tiếp được hiểu, hộ nghèo trực tiếp nhận

tiền vay không qua tô chức trung gian nào,. Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tô tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều kiện vay theo quy định. Tổ

trưởng lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu 03/HN) gửi lên Ban xoá đói giảm

nghèo xã, phường xem xét, sau đó mới chuyên cho Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân Hàng CSXH chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các bước sau:

Bước I: Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi cho tổ TK&VV thuộc

các tô chức hội: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh

Niên...đang hoạt động ở địa phương.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)