CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng Thương mại nói riêng và các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng tài sản, tạo ra thu nhập cho ngân hàng, vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Đối với các DNNQD, mặc dù sự phát triển của loại hình này còn chưa ổn định nhưng sự phát triển của nó là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, viêc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD là một việc làm rất quan trọng của ngân hàng.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng chất lượng tín dụng của SGD đối với DNNQD, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD:
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng chú trọng đến DNNQD.
Do đựơc thành lập với mục đích là cung cấp tín dụng cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nên hoạt động của SGD vẫn chủ yếu tập trung vào các DNNN, doanh nghiệp lớn. Vì thế mà vẫn còn có DNNQD làm ăn có hiệu quả và có nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Hiện nay, với chủ trương cổ phần hoá các DNNN, số lượng các DNNN sẽ giảm xuống còn ít, chỉ còn các DNNN làm ăn có hiệu quả. Mặt khác, nếu chỉ tập trung cho vay các DNNN, các doanh nghiệp lớn thì SGD sẽ không đa dạng hoá được đối tượng cho vay nên dễ gặp khó khăn khi những nhóm đối tượng này gặp rủi ro. Vì vậy SGD cần phải tăng cường quan hệ tín dụng với các DNNQD. Để làm được như vậy, SGD phải chú trọng tìm kiếm và khai thác những đối tượng khách hàng mới làm ăn có hiệu quả.
Ngân hàng cần phải chủ động tìm đến khách hàng, việc này vừa đảm bảo đựợc chiều rộng, vừa đảm bảo được chiều sâu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng thì số lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng gia tăng; Mặt khác, do tính chủ động nên ngân hàng tự chủ trong các thông tin về khách hàng nên các thông tin này chính xác và khách quan hơn. Từ đó có thể giúp ngân hàng xác định được những khách hàng tốt, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng một cách hiệu quả.
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hơn đối với DNNQD.
Trong điều kiện canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, để chiếm lĩnh thị phần thì việc xử lý tốt vấn đề lãi suất là không hề dễ. Ngân hàng phải xây dựng một chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, vừa để đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và người đi vay, từ đó vó thể mở rộng và thu hút, lựa chọn khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tuy hiện nay trong công tác tín dung, lãi suất là lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng nhưng vẫn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
Thông thường, lãi suất tín dụng đối với các DNNQD bao giờ cũng cao hơn đối
dụng thì SGD cần phải tính đến một cơ cấu lãi suất tín dụng thấp hơn, linh hoạt hơn so với thời kỳ trước, cụ thể là: điều chỉnh lãi suất theo tưng thời lỳ trước sự biến động của lãi suất thị trường nhằm tránh rủi ro cho cả hai bên, hạ thấp mức lãi suất đối với các DNNQD, có chính sách ưu đãi đối với các DNNQD làm ăn có hiệu quả, giao dịch lâu năm, thường xuyên với SGD.
3.2.3. Xây dựng kỳ hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của các DNNQD.
Hiện nay, SGD chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD, cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mặc dù quy mô cho vay trung và dài hạn của toàn SGD là rất lớn. Trong khi dó, các DNNQD ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị ngày càng gia tăng nền nhu cầu về vốn trung và dài hạn cũng tăng lên chứ không chỉ là nhu cầu vốn để bù đăp cho vốn lưu động nữa. Tuy nhiên, hiện nay số DNNQD đựoc vay vốn trung và dài hạn là rất ít. Do đó, SGD nên có định hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp này trong điều kiện tăng cường chất lượng thấp định của hoạt động tín dụng một các kỹ lưỡng và chính xác nhất. Ngoài ra, mỗi khách hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó với từng loại hình kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà SGD nên tiến hành cho vay với từng kỳ hạn phù hợp.
3.2.4. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay.
Tài sản bảo đảm là một trở ngại lớn của các DNNQD trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nếu không tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho các DNNQD thì việc nâng cao chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Do đó để mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng với các DNNQD thì SGD cần đa dạng hoá hơn nữa hình thức bảo đảm tiền vay. SGD có thể cho phép các DNNQD làm ăn có hiệu quả liên tục trong các năm vay không cần thế chấp hoặc có thể cho các DNNQD thế chấp bắng chính tài sản được hình thành từ vốn vay. Mặt khác, SGD cũng cần phải thường xuyên tăng cường khâu quản lý, kiểm tra đối với các tài sản đựoc cầm cố, thế chấp, tránh các trường hợp doanh nghiệp cố tình dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân
hàng khác nhau.
3.2.5. Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.
Công tác tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của toàn ngân hàng chứ không riêng gì hoạt động cho vay. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD thì trước hết SGD phải xây dựng cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ, hợp lý, đồng bộ, luôn bám sát tình hình thực tế, tránh sự chồng chéo trong hoạt động của các phòng. Xây dựng một tập thể vững mạnh, cán bộ phụ trách là những người năng nổ, sáng tạo.
Ngoài ra, SGD cũng cần nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Bởi vì con người luôn là yếu tố quyết định trong thành công của mọi công việc. Dưới con mắt khách hàng, cán bộ tín dụng và trang thiết bị chính là những hình ảnh đầu tiên của ngân hàng. Tác phong làm vịêc, thái độ phục vụ, năng lực trình độ nghiệp vụ chính là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Mặc dù hiện nay trình độ của cán bộ tín dụng SGD không ngừng được nâng cao, am hiểu nghiệp vụ nhưng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì SGD phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cụ thể:
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, các phương pháp thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng.
- Tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực cả về trình độ chuyên môn và đạo đức, tác phong, có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng.
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ tín dụng một cách hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt động có hiệu quả cao.
- Có chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý cả về vật chất và tinh thần
nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự gắn bó, lòng yêu nghề và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của từng cán bộ tín dụng của SGD.