Khu vực ASEAN - Trung Quốc thực sự là một thị trường lớn. Hai bên đều có những bản sắc và những lợi thế riêng về tài nguyên và nhân lực. Bên cạnh đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là một khu vực đang phát triển năng động, hứa hẹn trở thành một trung tâm mới của thế giới về quan hệ quốc tế và thương mại. Do đó, hai bên cần hợp tác chặt chẽ, vì hòa bình và phát triển của khu vực. Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng phát triển sâu rộng, các nước ASEAN là những đối tác kinh tế, đầu tư quan trọng hàng đầu của Trung Quốc. Riêng về đầu tư, tính đến tháng 7-2012, hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đạt gần 100 tỷ USD. Vì thế cần phải xem xét các giải pháp làm nâng cao, phát triển mối quan hệ lâu bền ấy.
Về hợp tác kinh tế, các nước ASEAN hoan nghênh sự ủng hộ mạnh mẽ và dứt khoát của Trung Quốc đối với chương trình hội nhập và xây dựng cộng đồng ASEAN; hai bên sẽ cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 500 tỷ USD vào năm 2015 và tăng cường đầu tư từ Trung Quốc vàoASEAN.
Các nước ASEAN hoan nghênh việc thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc tại Bắc Kinh với mong muốn trung tâm này sẽ đóng góp hữu ích cho việc mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc; nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác hội nhập và kết nối trong ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc thông qua kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN. Các nhà lãnh đạo xác định thúc đẩy hợp tác trong việc quản lý bền vững nguồn nước và sử dụng nguồn nước sông Mekong, vì cuộc sống của người dân và an ninh lương thực tại những quốc gia liên quan.
* Việt Nam và Trung Quốc
Mặc dù các hoạt động kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian vừa qua là khá sôi động. nhưng những kết quả đạt được trong lĩnh
vực kinh tế - thương mại chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hơn thế nữa vấn đề Biển Đông càng ngày càng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Để có thể phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc lên một tầm cao mới, cần tiếp tục giải quyết những vấn đề sau đây:
Thứ nhất. cần xác định về mặt chiến lược Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường trọng điểm của nhau. Trung Quốc với ưu thế về Kỹ thuật và công nghệ có thể tham gia đấu thấu các công trình sử dụng vốn ODA của Việt nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, vật liệu xây dựng. nông nghiệp… Việt Nam là thị trường cửa ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các nước Đông Nam Á đồng thời Việt Nam với tiềm năng các nguồn nguyên liệu, khoáng sản có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Do đó hai bên cần đánh giá đầy đủ tầm quan trọng và chiến lược phát triển lâu dài của mối quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước để có chính sách phù hợp.
Thứ hai, điều đáng lưu ý, tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn nhiều tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường này (17,6% so với 10%), nên nhập siêu của Việt Nam từ đây năm 2012 rất lớn, lên đến 16,7 tỷ USD, cao hơn so với năm trước (14,5 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức nhập siêu của thị trường lớn thứ hai. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu với Trung Quốc lên đến 136,9%. Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước; mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam ham giá rẻ; giá bỏ thầu các công trình xây dựng thấp... Tuy vậy không thể vì cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn mất cân đối nghiêm trọng, theo hướng nhập siêu từ phía Việt nam ngày càng tăng làm cho việc thúc đẩy quan hệ thưởng mại phát triển cân bằng, đồng đều giữa hai nước. Do đó hai nước cần sớm xây dựng thỏa thuận khung và danh mục cân đối những mặt hàng chủ lực xuất nhập khẩu, có các chính sách và biện pháp để khuyến khích xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại. nâng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu theo con đường chính ngạch lên ít nhất 70%- 80%. Thứ ba, hoạt động thương mại tại các của khẩu biên giới Việt – Trung trong thời gian quan rất sôi động, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, chính sách
quản lý và phát triển biên giới mậu dịch giữa hai nước chưa kịp thời, chưa đồng bộ. một số chính sách không sát thực tế, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài cũng gây ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế giữa hai bên. Trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục trao đổi thống nhất về chính sách mậu dịch biên giới nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp hai nước trong trao đổi hàng hóa và hợp tác kinh doanh, chống buôn lậu, hàng giả…
Thứ tư, qua khảo sát thực tế cho thấy, thông tin về thị trường, đối tác và các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, ổn định giữa doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn còn rất hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp hai nước có thêm sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh để thực hiện các dự án đầu tư, các hợp đồng kinh tế mới ở quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn trong lính vực có tiềm năng.
Thứ năm, về mặt chính trị giữa hai nước có nhiều bất ổn do tình hình biển Đông. Mới đây nhất là ngày 25/03, Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa. Vì thế giải quyết vấn đề chính trị cũng chính là một giải pháp cho mối quan hệ Việt- Trung.
Quan hệ Việt - Trung trong 10 năm qua đã bước vào thời kỳ phát triển mới, từ định ra khuôn khổ của quan hệ hai nước trong thế kỷ mới bằng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến đưa ra tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2002) và nâng quan hệ song phương thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện(năm 2008). Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kế hoạch phát triển gắn kết hai nền kinh tế như “Hai hành lang, một vành đai”, “một trục hai cánh”, “hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng”; hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại; tăng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác giữa hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước.
ASEAN – Trung Quốc, với mối quan hệ thương mại có bề dày lịch sử hơn 20 năm, đã và đang tiến đến một đích tới hợp tác hòa hợp, hữu nghị, toàn
diện, lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015 thực hiện Tuyên bố chung Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì Hòa bình và Thịnh vượng đang được triển khai tích cực và hiệu quả. Các nước ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược, khẳng định cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ và hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, láng giềng hữu nghị. Trong thời gian tới, ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về cả chính trị-an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, nông nghiệp, du lịch, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, và cùng nhau giải quyết các thách thức về an ninh phi truyền thống, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng và chống tội phạm xuyên quốc gia...