Chương 3 Giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả cho vay
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam :
Cho phép các chi nhánh tự xác định mức lãi suất cho vay đối với khách hàng của mình tại chi nhánh, như vậy sẽ giúp cho chi nhánh chủ động hơn trong việc thu hút và tiếp cận các khách hàng.
Xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng, ví dụ như các loại hình tập đoàn, công ty mẹ - công ty con ...
Xây dựng một giá vốn vay hợp lý mang tính thị trường cao cho từng loại hình khách hàng, không áp dụng mức lãi suất cứng đồng loạt cho tất cả các khách hàng, mà phải mềm dẻo. linh hoạt, hợp lý.
Hoàn thiện dần việc tiêu chuẩn hoá cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, kiểm soát và điều hành trực tiếp ở các chi nhánh. Tạo điều kiện cho các cán bộ được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, học hỏi từ các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển.
Mở rộng hơn trong công tác marrketting cho ngân hàng cũng như cho các sản phẩm mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, truyền hình, tạp chí, internet... Nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động của ngân hàng và lợi ích mà ngân hàng mang lại cho họ.
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ những cán bộ tín dụng làm công tác thực tế.
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước :
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của Ngân hàng Nhà nước, nghị định của Chính phủ đến các ngân hàng thương mại một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, Ngân hàng nhà nước phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời, phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng thương mại an toàn, hiệu quả.
Ngân hàng nhà nước nên đẩy mạnh việc cho phép các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong hoạt động như việc chú trọng tổ chức cơ cấu , quản lý, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi Ngân hàng.
Cho phép các ngân hàng thương mại tự xây dựng chính sách lương thưởng một cách chủ động nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và cũng góp phần nâng cao nhân lực nhân sự cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.3.3. Đối với nhà nước
- Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ , chặt chẽ để người vay và cho vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
- Hoàn thiện hơn nữa các luật về đất đai, luật dân sự, luật đầu tư và có văn bản hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Cần tiếp tục duy trì các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô vì đây là môi trường chung trong mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như khách hàng vay vốn.
- Tiếp tục ban hành và hoàn thiện luật kế toán, luật kiểm toán nhà nước để có chuẩn mực trong công tác kế toán. Đối với các ngân hàng thương mại, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng, chất lượng và hiệu quả cho vay.
- Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo chỉ thị của chính phủ; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hoá tình hình tài chính.
- Đồng thời đối với hoạt động xây dựng cơ bản, việc giải ngân các công trình hiện nay gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao. Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành xây dựng, nhanh chóng có vốn sản xuất kinh doanh từ đó có thể trả nợ được ngân hàng.
- Tăng cường, hỗ trợ để chuyển đổi hoàn toàn sang hướng thị trường, loại bỏ tinh trạng kế hoạch hoá vẫn tồn tại. Đây là một vấn đề hết sức bức thiết trong môi trường phát triển mạng mẽ, trước sức ép của các Ngân hàng và tổ chức quốc tế.