Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam.DOC (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Bao bì Việt

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

2.1.3.1. Đặc điểm về nhân lực

Tổng công ty chủ trương tổ chức bộ máy theo nguyên tắc gọn nhẹ và có hiệu quả cao, với một lượng công nhân viên không nhiều làm giảm tính phức tạp của cấu trúc tổ chức. Các phòng ban, đơn vị thành viên được lựa chọn bố trí theo lĩnh vực chuyên môn được phân công, với điều kiện lao động đủ, có thể thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được giao.

Qua bảng kết cấu lao động (biểu 1 - phụ lục 1) ta thấy: lượng lao động hàng năm tăng lên theo sự phát triển và mở rộng Công ty. Để đáp ứng cho việc mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, Công ty tuyển thêm nhiều lao động mà chủ yếu là lao động có năng lực và trình độ. Nguồn lao động có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp so với tổng số lao động toàn Công ty tăng lên đáng kể. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và đảm bảo quá trình kinh doanh giành thắng lợi, Công ty không chỉ đầu tư vào dây chuyền công nghệ mà còn vào chất lượng đội ngũ lao động. Công ty có nhiều kỹ sư giỏi chuyên môn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm. Kết cấu nhân lực của công ty qua các năm tương đối ổn định, tuy có thay đổi nhưng không đáng kể. Số lượng về nhân lực có xu hướng tăng thể hiện sự phát triển về quy mô và mở rộng sản xuất. Sự tăng lên của lao động có tay nghề cao và có trình độ đại học đang dần thay thế lao động phổ thông và công nhân có tay nghề thấp. Đây sẽ là triển vọng giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

2.1.3.2. Đặc điểm về vốn

Công ty là đơn vị hách toán độc lập nên việc sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn mang tính tự chủ cao. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh

gay gắt như hiện nay, việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, việc tính toán bỏ vốn vào từng khâu trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, tránh ứ đọng, chậm luân chuyển vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thì mới đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của Công ty.

Nhìn vào bảng kết cấu vốn (biểu 2 - phụ lục 1), ta có thể cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của công ty như sau: năm 2006 tăng 17,65% so với 2005, năm 2007 tăng 21,95% so với năm 2006. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả nên uy tín của Công ty trên thị trường không ngừng tăng lên. Vì vậy, Công ty dễ dàng huy động các nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định đang tiến tới tỷ lệ gần bằng nhau, như vậy là phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanh của Công ty. Điều nay cho thấy, tình hình tài chính của Công ty ngày càng ổn định và đi lên.

Trong 3 năm (2005 - 2007), tổng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng, cơ cấu vốn luôn được Công ty điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu bằng cách tham gia thị trường chứng khoán...

2.1.3.3. Đặc điểm về sản phẩm

Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt có khả năng thỏa mãn nhu cầu bao gói và chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản sản phẩm, vận chuyển xếp sỡ và tiêu thụ sản phẩm. Bao bì còn được coi như một phương tiện vận chuyển đi theo hàng hóa để bảo vệ, bảo quản hàng hóa và giới thiệu hàng hóa từ khi sản xuất đến khi tiêu dùng.

Như vậy, sản phẩm bao bì tuy không giữ một vị trí thật sự quan trọng trong nền kinh tế nhưng không thể thiếu sản phẩm này trên thị trường. Nó là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh được cung cấp trên thị trường.

Cấu trúc của nó gồm có hai phần: phần vật chất ( phần cứng) và phần phi vật chất ( phần mềm). Phần vật chất là phần thực thể vật chất có tồn tại hình dạng, kích thước nhất định được chế tạo từ các vật liệu thích hợp để phù hợp với hoạt động sản xuất, vận động và tiêu thụ hàng hóa. Trong phần cứng gồm hai phần: vật liệu chế tạo và hình dáng kích thước, kết cấu bao bì. Phần phi vật chất là thành phần trừu tượng trong cấu trúc bao bì. Đó chính là kiểu dáng mẫu mã, những hình tượng chi tiết được in trên bao bì nhằm thông tin tới khách hàng, giúp khách hàng phân biệt giữa các loại hàng hóa khác nhau trên thị trường.

Dù là phần vật chất hay phi vật chất thì cũng cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, kiểu dáng, kết cấu, nguyên liệu để chế tạo, độ bền phù hợp với đặc điểm, tính chất hàng hóa và yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm là một cách để khai thác những khách hàng mới, thị trường mới.

2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường

Thị trường Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty. Doanh thu tại khu vực này liên tục tăng lên, ổn định qua từng năm. Ở khu vực này, Công ty xây dựng cho mình thị trường trọng điểm đó là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là hai khu vực phát triển nhất miền Bắc về kinh tế và ở đây tập trung nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm của Công ty. Tại khu vực này, công ty xây dựng được vị thế nhất định nhờ vào những lợi thế riêng vốn là một doanh nghiệp kinh doanh khá lâu nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành. Tuy nhiên, hiện nay, với xu thế phát triển nhanh chóng thì ngàng càng có nhiều cơ sở bao bì mọc lên ở khu vực này với quy mô khác nhau và sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm như: Công ty TNHH Bao bì Việt Thắng, Công ty TNHH TS - ARI ở Vĩnh Phúc... Điều này có nguy cơ làm mất dần thị trường của Công ty.

Thị trường thứ hai của Công ty là các tỉnh miền Trung trong đó tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Nghệ An. Công ty đã đặt một xí nghiệp và chi nhánh ở khu vực này để tiện giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, mức đầu tư cho khai thác kinh doanh tại khu vực này là chưa lớn, công suất hoạt động của nhà máy sản xuất chưa cao nên doanh thu trên thị trường này chưa đáng kể. Trong những năm qua hoạt động của công ty tại thị trường này cũng chưa phát triển ổn định. Hiện nay, Công ty đang có kế hoạch đầu tư phát triển để mở rộng thị trường này.

Thị trường miền Nam là thị trường có tiềm năng lớn nhưng do khoảng cách địa lý đã hạn chế khâu vận chuyển cũng như việc nghiên cứu thâm nhập vào thị trường. Hơn nữa, khu vực này có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: Công ty Sản xuất và Nhập khẩu dịch vụ Bao bì ( Pakexim), Công ty Bao bì Thành phố Hồ Chí Minh,... Có thể nói rằng tại thị trường này Công ty vẫn chưa tạo dựng được một vị thế vững chắc để có thể đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, xâm nhập và thị trường lớn này.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam.DOC (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w