PHẦN I. TỔNG QUAN CHUYỂN MẠCH MỀM
2.5 So sánh chuyển mạch mềm với chuyển mạch kênh
2.5.3 Quá trình xử lý cuộc gọi
Để tiện so sánh ở đây, cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh sử dụng báo hiệu số 7.
Đối với chuyển mạch mềm, cuộc gọi được thực hiện giữa 2 thuê bao điện thoại (vẫn sử dụng báo hiệu số 7) trong mạng PSTN với nhau thông qua mạng lõi của mạng thế hệ mới NGN.
2.5.3.1 Cuộc gọi chuyển mạch kênh
Quá trình này gồm những giai đoạn sau:
(1) Thuê bao chủ gọi (TBCG): nhấc máy.
(2) Tổng đài chủ gọi (TĐCG): gửi âm mời quay số cho thuê bao chủ gọi.
(3) TBCG: quay số.
(4) TĐCG: thu số, phân tích và định tuyến để chuyển cuộc gọi đến đích. Bản tin SS7 được chuyển đến tổng đài đích.
(5) Tổng đài bị gọi (TĐBG): thu bản tin SS7, xác định trạng thái của thuê bao bị gọi (TBBG) (bận hay rỗi) và cấp tín hiệu chuông nếu TBBG rỗi. Đồng thời cũng gửi bản tin SS7 thông báo cho TĐCG trạng thái của TBBG.
(6) TBBG: nhấc máy.
(7) TĐBG thiết lập kết nối, TĐCG bắt đầu tính cước.
(8) TBCG và TBBG: đàm thoại.
(9) TBCG hoặc TBBG đặt máy: cuộc gọi kết thúc.
(10) TĐCG và TĐBG: ngừng tính cước, bản tin kết thúc cuộc gọi được trao đổi.
* Lưu đồ xử lý gọi (hình 2.9)
chuôngRung Telephone
Đàm thoại STP
Local SW Local SW
Telephone ee
Nhấc máy,
nhấn số IAM
Đàm thoại Ringback
tone Nhấc máy
STP
ACM ANC
CBK Gác máy CLF
Gác máy
Hình 2.9: Lưu đồ xử lý cuộc gọi trong chuyển mạch kênh 2.5.3.2 Cuộc gọi chuyển mạch mềm
(1) Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái nhấc máy của thuê bao. SG nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.
(2) SG sẽ báo cho MGC trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F, đồng thời cung cấp tín hiệu mời quay số cho thuê bao. Ta gọi MGC này là MGC chủ gọi.
(3) MGC chủ gọi gửi yêu cầu tạo kết nối đến MG nối với tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F.
(4) Các con số quay số của thuê bao sẽ được SG thu và chuyển tới MGC chủ gọi.
(5) MGC chủ gọi sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Cụ thể : các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F, R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các máy chủ để có thể định tuyến cuộc gọi. Trường hợp đầu cuối đích cùng loại với đầu cuối gọi đi (tức đều là thuê bao PSTN):
- Nếu thuê bao bị gọi cùng thuộc MGC chủ gọi, tiến trình theo bước (7).
- Còn nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC khác, tiến trình theo bước (6).
(6) MGC chủ gọi sẽ gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác. Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là MGC trung gian) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng MGC bị gọi.
Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gửi yêu cầu đến nó. Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.
(7) MGC bị gọi gửi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của thuê bao bị gọi (MG trung gian).
(8) Đồng thời MGC bị gọi gửi thông tin đến SG trung gian, thông qua mạng SS7 để xác định trạng thái của thuê bao bị gọi.
(9) Khi SG trung gian nhận được bản tin thông báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gửi ngược thông tin này trở về MGC bị gọi.
(10) Và MGC bị gọi sẽ gửi phản hồi về MGC chủ gọi để thông báo tiến trình cuộc gọi.
(12) MGC bị gọi gửi thông tin để cung cấp tín hiệu hồi âm chuông cho MGC chủ gọi, qua SG chủ gọi đến thuê bao chủ gọi.
(13) Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự như các bước trên: qua nút báo hiệu số 7, qua SG trung gian đến MGC bị gọi, rồi đến MGC chủ gọi, qua SG chủ gọi rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.
(14) Kết nối giữa thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua MG chủ gọi và MG trung gian..
(15) Khi kết thúc cuộc gọi thì quá trình sẽ diễn ra tương tự như thiết lập cuộc gọi.
* Lưu đồ xử lý gọi (hình 2.10)
Nhấc máy, nhấn số
Ringback tone
Rung chuông
Nhấc máy trả lời IAM IAM
CRCX
OK Invite
CRCX OK
IAM IAM ACM ACM
ACM ACM
ANM ANM
183
MDCX 200
OK ACK
SS7
ANM ANM
Thông tin thoại
Đàm thoại Đàm thoại
Hình 2.10: Lưu đồ xử lý cuộc gọi trong chuyển mạch mềm
Cả 2 cách thức thực hiện cuộc gọi trên (chuyển mạch mềm hay chuyển mạch kênh) đều phải thiết lập kết nối trước khi thực hiện đàm thoại.
Trong chuyển mạch kênh, kênh báo hiệu và kênh thoại là 2 kênh khác nhau nhưng cùng truyền đến 1 điểm xử lý trên cùng kết nối vật lý (kênh báo hiệu được thiết lập trước, sau đó kênh thoại mới được thiết lập).
Trong khi đó đối với chuyển mạch mềm thì 2 kênh này không chỉ là 2 kênh riêng biệt mà chúng còn được truyền trên 2 kết nối khác nhau: thông tin báo hiệu được truyền qua SG và thông tin thoại được truyền qua MG.