Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển Du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương.doc (Trang 26 - 32)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển Du lịch

2.1.4.1. Cơ sở phục vụ lưu trú.

Đây là việc cung cấp các phòng trọ trong khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các điểm lưu trú cho khách nghỉ qua đêm.

Bảng 6 : Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại khu vực chùa Hương năm 2002

Nội dung Đ/vị tính Số lượng

Nhà nước

Số khách sạn Khách sạn

3 Số phòng Phòng

146

Tư nhân

Khách sạn,

nhà nghỉ Khách sạn 9

Số phòng Phòng 80

Nhà trọ Nhà 100

(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây) Nhận xét :

Đây là toàn bộ đơn vị kinh doanh lưu trú trong khu vực có đăng kí kinh doanh.

Đây là lĩnh vực kinh doanh phục vụ khách còn rất nhiều hạn chế chưa tìm ra được biện pháp tốt. Tuy số các khách sạn còn ít so với lượng khách đến vào mùa lễ hội nhưng vẫn không sử dụng hết công suất phong vì rất nhiều yếu tố như chất lượng cơ sở vất chất cũng nh trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. Trong các khách sạn của

có chất lượng kém do lâu ngày không được tu bổ sửa chữa. Các tiện nghi sinh hoạt trong khách sạn còn nghèo nàn, trang thiết bị không đồng bộ nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách là kém. Điều này dẫn đến tình trạng doanh thu từ việc thuê phòng của các công ty Du lịch chưa cao và không hấp dẫn khách ở lại qua đêm tại các điểm Du lịch.

Các nhà trọ của người dân trong vùng càng không đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách. Tình trạng chen lấn mất vệ sinh kéo dài. Thêm vào đó công trình vệ sinh không có hoặc không đảm bảo. Mặc dù điều kiện như vậy nhưng giá cả thường không ổn định gây ra không ít khó khăn cho khách.

2.1.4.2. Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống.

Trong những năm qua, dịch vụ ăn uống tại đây còn tỏ ra yếu kém, không đủ năng lực phục vụ khách. Thực tế là trong các cửa hàng ăn uống của các Nhà hàng, món ăn chưa được phong phú, nấu nướng chưa ngon, thái độ phục vụ chưa tốt, đặc biệt là giá cả quá đắt đỏ. Với những lý do đó thì hầu như các cửa hàng ăn uống của các công ty Du lịch chỉ phục vụ một số ít các khách theo đoàn còn chủ yếu khách mang theo đồ ăn hoặc ăn tại các quán tư nhân.

Các cửa hàng phục vụ ăn uống của tư nhân được làm tạm thời nên vệ sinh chưa thật đảm bảo. Vào mùa lễ hội số lượng khách tập trung nhiều vào một thời điểm rất ngắn nên việc phục vụ cũng như sinh hoạt của khách còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 7: Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực chùa Hương năm 2002

STT Địa điểm Số lượng cửa hàng Diện tích (m2)

1 Khu Bến Đục 15 350

2 Khu Bến Yến 21 465

3 Khu Thiên Trù 30 569

Tổng cộng 66 1384

(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)

Đây là con số các nhà hàng ăn uống có đăng ký kinh doanh và có quy mô, chỉ phục vu du khách nhu cầu ăn uống. Tuy nhiên ở khu du lịch chùa Hương dịch vụ ăn uống đa phần được các nhà trọ tư nhân phục vụ chung với dịch vụ lưu trú các nhà trọ

này không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng như nơi đón tiếp khách. Phần chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của du khách trong mùa lễ hội là rất lớn, chiếm 40 - 50% tổng số chi tiêu của khách trong cả chuyến đi. Nếu được tổ chức tốt dịch vụ ăn uống thì các công ty du lịch vừa được một khoản doanh thu lớn mà còn giải quyết được những vấn đề môi trường do hậu quả từ việc khách tự mang đồ ăn và vứt rác làm mất vệ sinh gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường. Mặt khác các quán hàng tư nhân mọc lên gây lộn xộn trong các điểm du lịch làm mất mỹ quan. Hơn nữa rác thải của các quán ăn vứt bừa bãi xung quanh dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2.1.4.3. Giao thông.

Đây là một nhược điểm lớn của khu Du lịch. Tuy có hệ thống đường bộ và đường sông khá phong phú nhưng quy mô và chất lượng đường còn kém.

Trên các tuyến đường chính lòng đường nhiều đoạn còn quá hẹp do việc lấn chiếm của nhân dân hai bên đường. Nhiều đoạn đường bị cày xới khấp khểnh do đào cống thoát nước hay sử dụng lâu ngày mà không được tu sửa đặc biệt là đoạn đường cách chùa hơn 10km.

- Thêm vào đó khu vực chùa Hương là vùng đồng chiêm trũng thường xuyên bị ngập úng và hàng năm có từ 2-5 trận lũ núi vì vậy đường xá bị sạt lở xuống cấp gây nhiều khó khăn cho du khách.

- Hệ thống đường mòn nối giữa các đền chùa, hang động cũng không đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Với chất lượng đường như vậy vào mùa lễ hội tình trạng ách tắc giao thông luôn xẩy ra, một số vụ tai nạn trên các tuyến đường này cũng tăng nhanh trong trong những năm vừa qua. Tình trạng này gây nên tốc độ di chuyển của các phương tiện vận chuyển là thấp, tốn thời gian nghỉ ngơi của du khách trong các chuyến Du lịch gây bất tiện và tâm lý không thoải mái cho khách.

- Ngoài ra, đặc điểm của khu Du lịch chùa Hương là phải qua suối Yến bằng đò một đoạn đường dài trong thời gian hơn 1 tiếng do đó giao thông trên nước ở đây cũng rất quan trọng. Tuy nhiên số xuồng được trang bị đủ thậm chí rất nhiều hơn so với lượng khách tới tham quan (6000 đò) nên dẫn đến tình trạng tranh giành khách

mất trật tự trị an.Vào mùa lễ hội lượng khách tập trung rất đông đặc biệt vào thứ bảy và chủ nhật nên khu vực bến đò lúc nào cũng tắc đường gây cản trở khó khăn cho khách.

- Vệ sinh trên suối tuy đã được công ty vệ sinh môi trường xử lý nhưng vẫn chưa đảm bảo. Vẫn còn nhiều rác trên suối Yến gây mất vệ sinh và mất mỹ quan. Dọc hai bên bờ suối các hộ kinh doanh và khách du lịch vứt xuống không được dọn kịp thời.

2.1.4.4. Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác.

* Hệ thống cung cấp nước:

- Hệ thống cung cấp nước máy cho toàn khu vực đường là một vấn đề nóng bỏng của toàn khu vực này. Nước đã được đưa lên các vùng cao để phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho khách nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ gây ấn tượng xấu đối với khách du lịch.

- Hệ thống điện: Trong những năm gần đây hệ thống điện đã được lắp và cung cấp cho khách du lịch tới tham quan

- Hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với du khách nước ngoài và thương nhân. Trong những năm gần đây thông tin liên lạc đã được trang bị đến mức độ nào đó nhưng phần nào còn nhiều hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách, còn ít các điểm điện thoại công cộng.

- Ngoài ra khu du lịch chùa Hương là một điểm có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau để hấp dẫn du khách, tuy vậy muốn kéo thời gian lưu lại dài cần phải đầu tưư cho khu vui chơi giải chí,và hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.

2.1.4.5. Nguồn nhân lực.

Lực lượng lao động trong ngành Du lịch trên địa bàn huyện Mỹ Đức tập trung chủ yếu tại các công ty, các doanh nghiệp nhưng có sự phân bố không đồng đều. Số lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lao động (35%).

Trong khi đó lực lượng lao động chở đò có khoảng 6.000 người chiếm một lượng khá động dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, tình trạng tranh giành khách liên tiếp xẩy

ra.

- Điều đáng chú ý là lực lượng lao động trong khu vực trình độ còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo qua các trường Du lịch còn ít mà chủ yếu là được học qua các khoá học do công ty tổ chức. Nhìn chung so với những năm trước tỉ lệ cán bộ có trình độ đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Song song với vấn đề đó thu nhập người lao động trong các công ty du lịch còn thấp (thu nhập bình quân 1người/tháng: 286.000). Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chất lượng và hiệu quả công việc chưa đạt tiêu chuẩn cao vì bản thân người lao động chưa yên tâm với việc làm đảm bảo cuộc sống cá nhân và gia đình họ.

Nhân dân trong vùng chưa được đào tạo nâng cao hiểu biết về du lịch, văn minh trong du lịch. Chính điều đó làm hạn chế chất lượng phục vụ khách du lịch.

Thậm chí một số người dân địa phương chỉ vì mục đích lợi nhuận trước mắt, với suy nghĩ khách hiếm khi trở lại tham quan lần nữa nên phục vụ có những hành vi tiêu cực như bắt chẹt khách, ép giá khách. Muốn khu du lịch chùa Hương ngày càng phát triển thì phải phổ biến nâng cao hiểu biết cho nhân dân địa phương.

2.1.4.6. Y tế, bảo hiểm.

Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là khu Du lịch có cả địa hình sông núi và mặt nước rộng, việc tiến hành các hoạt động Du lịch của khách nh Du lịch leo núi, Du lịch trên mặt hồ nước có độ sâu và bề rộng lớn thì dù có cẩn thận đến mấy cũng không thể không có những tai nạn rủi ro xẩy ra. Vì vậy vai trò của các cơ quan cơ sở cấp cứu y tế bảo hiểm là rất quan trọng.

Về lĩnh vực này có thể nói đây là một trong những khâu yếu kém của khu vực chùa Hương. Nó biểu hiện ở chỗ các trang thiết bị cần thiết cho việc cấp cứu cho nạn nhân khi xẩy ra tai nạn rất nghèo nàn, cơ sở y tế, cấp cứu còn ít, thiếu các phòng sơ cứu có trang thiết bị hiện đại, không xe cứu thương nên có tai nạn phải gọi đến các bệnh viện cho xe đến. Điều này đôi khi gây nên khó khăn cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho du khách.

Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm cho khách đã được tiến hành. Các tổ chức Du

lịch đã liên kết với các hãng bảo hiểm để bảo hiểm cho khách thông qua giá vé thắng cảnh. Hình thức này không gây phiền hà cho khách mà việc của các tổ chức Du lịch cũng được thực hiện đơn giản hơn.

* Những nhận xét, đánh giá về tình hình Du lịch chùa Hương - Những thành công:

+ Một số chùa, động hoạt động trái phép đã được các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết cấm hoạt động

+ Hệ thống thông tin liên lạc đã tương đối tốt để phục vụ nhu cầu của khách.

Hệ thống hộp điện thoại công cộng được dựng những nơi thuận tiện và số lượng cũng tăng lên.

+ Hệ thống các sọt rác công cộng đã phần nào làm giảm sự mất vệ sinh tại điểm Du lịch, và được bố trí phù hợp với cảnh quan gây được ấn được tốt với du khách.

+ Hiện tượng ăn xin gần như không còn, mất trộm cắp đã giảm. Có những phòng thường trực của công an huyện Mỹ Đức trên đường đến các hang, động chùa tại điểm Du lịch đã hạn chế được tình trạng mất trật tự và an ninh đã được đảm bảo hơn trước.

- Những hạn chế :

+ Trong những năm qua trong hoạt động du lịch rất phổ biến ở khu du lịch là thói quen tự túc mang đồ ăn uống trong mỗi chuyên đi. Đây chính là mặt hạn chế của điểm du lịch. Đối với khách du lịch việc chuẩn bị cho các bữa ăn vừa tốn thời gian vừa ảnh hưởng tới chất lượng của bữa ăn do nguội và bọc gói. Trong hành trình khách phải mang đồ ăn gây mệt mỏi và mất mỹ quan. Ngoài ra việc khách ăn xong vứt rác lung tung còn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh làm mất đi sự trong lành của môi trường cảnh quan. Đối với các tổ chức du lịch việc tổ chức ăn uống của khách đồng nghĩa mất đi một khoản thu nhập đáng kể. Mặt khác những hậu quả của nó còn làm mất đi sự hấp dẫn tại điểm du lịch, sở dĩ khách có thói quen như vậy vì một phần do khả năng thanh toán của khách không cao, một phần do giá cả, ngoài ra

còn do sự bố trí các điểm dịch vụ không hợp lý do đồ ăn không hợp khẩu vị, do chất lượng các dịch vụ và nhân viên phục vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách.

+ Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đường vào khu du lịch còn nhiều đoạn do sử dụng trong thời gian dài mà không được tu bổ nên gập ghềnh khó đi.

+ Các sản phẩm du lich còn nghèo nàn đơn điệu ở dạng tự nhiên chưa xây dựng được các sản phẩm đặc trưng các tour khép kín ổn định để hấp dẫn khách và các sản phẩm thủ công gắn với điểm du lịch để bán cho khách làm quà lưu niệm.

+ Các hoạt động du lịch mang tính thời vụ chưa tổ chức tốt du lịch quanh năm gắn liền với lữ hành nên ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên du lịch

+ Công tác huy động gọi vốn đầu tưư và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh còn chậm.

+ Các chùa động hoạt động trái phép đã cấm hoạt động nhưng chưa giải quyết triệt để làm mất mỹ quan khu du lịch.

2.2. MỘT SỐ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA KHU DU

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương.doc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w