2.5.1. Thực trạng về hoạt động logistics tại công ty
2.5.1.1. Thực trạng các hoạt động chức năng logistics chuyên biệt
- Vận tải:
Công ty sử dụng hình thức vận tải đường bộ, thuê ngoài đơn vị vận chuyển hàng hóa tới khách hàng và sẽ giám sát việc giao nhận hàng hóa. Đơn vị vận chuyển công ty hợp tác cùng là grab, J&T, giao hàng nhanh, ninja,…
Ngoài ra, công ty bán hàng qua kênh trực tuyến Shopee, do vậy khi có đơn hàng, nhân viên giao vận của các kênh trực tuyến sẽ đến lấy hàng và ship cho khách hàng.
- Kho:
Công ty có 3 kho bãi – 1 tại trụ sở công ty ở Hà Nội, 1 ở Đan Phượng và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng các nhu cầu khách hàng tại thị trường mục tiêu tốt nhất. Hoạt động xuất, nhập hàng đều được kiểm kê kĩ càng, có giấy tờ thống kê từng ngày số lượng nhập – bán.
- Quản lý dự trữ:
Dự trữ sản phẩm tại các kho chứa của công ty, nếu kho hàng nào hết hàng thì sẽ được điều chuyển hàng hóa từ kho gần nhất đến.
- Dịch vụ khách hàng:
Một số dịch vụ có thể kể đến là hỗ trợ phí ship cho khách hàng từ 40k – 200k (tùy theo giá trị đơn hàng), hỗ trợ khách hàng thanh toán online với nhiều hình thức thanh toán; công ty có các chính sách đổi trả hàng hóa khi có các trường hợp lỗi, hỏng của nhà sản xuất; ngoài ra đối với các đại lý, công ty cũng có những hỗ trợ và chính sách vô cùng hấp dẫn để gia tăng sự thỏa mãn. Công ty luôn tiến hành vận chuyển theo hình thức nhanh nhất, rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng
- Thông tin logistics:
Các hoạt động logistics của doanh nghiệp đều được ghi chép, tổng hợp trên phần mềm để có thể dễ dàng theo dõi, đưa ra các quyết định kịp thời.
29
Khi khách hàng có nhu cầu trả lại sản phẩm hoặc sản phẩm bị lỗi thì công ty sẽ hỗ trợ công tác vận chuyển, thu hồi sản phẩm.
2.5.1.2. Thực trạng mạng lưới nhà kho, thiết bị phục vụ bán hàng, thiết bị điều hành và quản lý thông tin đơn hàng
Công ty thực hiện quản lý kho qua phần mềm Exel, phục vụ cho việc theo dõi các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hóa, tính toán tỷ lệ dự trữ, quản lý thông tin đơn hàng, lập báo cáo về hoạt động xuất nhập hàng hóa
- Xếp dỡ hàng hóa: bằng thủ công, xe nâng
- Hoàn thiện sản phẩm: phân loại đóng gói theo yêu cầu của khách hàng
- An ninh kho: công ty luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy
Nhìn chung, hoạt động kho bãi của công ty đang được kiểm soát tốt. Trong nhwunxg mùa cao điểm phải hoạt động nhiều và năng suất cao, vấn đề dự trữ hàng hóa cho mùa vụ luôn được chú trọng.
2.5.2. Thực trạng về chuỗi cung ứng của công ty
Hình 2: Mạng lưới chuỗi cung ứng của công ty JACWATER
Dòng thông tin Dòng sản phẩm
(Nguồn: Phòng marketing công ty JACWATER)
- Nhà cung cấp:
Là các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu cho công ty: công ty vải sợi Thiên Hà, phụ kiện may mặc NAVITEX,…
- JACWATER:
Nhà cung cấp
30
Là đơn vị tiếp nhận hàng hóa từ các nhà cung cấp, tiến hành sản xuất hàng hóa và đưa đến các đại lý hoặc khách hàng trực tiếp
- Đại lý bán buôn:
Là các đơn vị nhỏ nhập hàng hóa từ công ty JACWATER và phân phối đến người tiêu dùng. Với sản phẩm quần áo, giày dép, đây là các cửa hàng quần áo quanh khu vực miền Bắc. Còn với sản phẩm là các đồ dùng gia dụng, là các đại lý, cửa hàng bán đồ dùng gia dụng,…
- Khách hàng:
Có thể là khách hàng cá nhân mua lẻ các sản phẩm quần áo, giày dép hoặc là các khách hàng tổ chức
- Nhận xét:
Đây là chuỗi cung ứng đơn giản, công ty có thể dễ dàng lên kế hoạch cho việc kiểm soát, quản lý. Để chuỗi cung ứng vận hành tốt thì công ty phải xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, cũng như nhà cung ứng, nhà phân phối để có đầu ra, đầu vào sản phẩm một cách tốt nhất, có thể dễ dàng tính toán được sản lượng, tránh tồn kho.
Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm soát, vận hành hệ thống thông tin logistics. Công ty thu thập thông tin thông qua việc dự báo và báo cáo kết quả doanh thu hàng tháng. Ngoài ra, công ty còn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn và phần mềm Sota – phần mềm trợ lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử shopee. Việc sử dụng các phần mềm này giúp hoạt động bán hàng, quản lý thông tin đơn hàng được tiến hành hiệu quả, thuận lợi hơn.
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh của công ty ty
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu và những vấn đề đặt ra vấn đề đặt ra
Về hoạt động kinh doanh: Trong hơn 2 năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều điểm sáng, thể hiện ở việc công ty làm ăn luôn có lãi; doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng này là dấu hiệu hứa hẹn sự phát triển bền vững của công ty trong những năm tiếp theo.
31
Về tình hình hoạt động marketing: Nhìn chung, phòng marketing đã thực hiện khá tốt công việc của mình, có sự cố gắng và mang lại những thành công nhất định. Công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng được thực hiện tốt. Hoạt động marketing của công ty có sự đổi mới, phát triển kênh marketing online; tuy nhiên ngân sách cho hoạt động marketing khá nhiều mà không mang lại hiệu quả tương xứng, công ty mới chỉ tập trung vào kênh facebook và website là chủ yếu, hoạt động marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân chưa được công ty chú ý phát triển
Về hoạt động quản trị thương hiệu: Việc phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đầu tư. Công ty chưa xác định được chiến lược định vị thương hiệu. Các điểm tiếp xúc thương hiệu, slogan chưa được công ty chú ý đến.
3.1.2. Đề xuất một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty liên quan tới hoạt động marketing/ thương hiệu tới hoạt động marketing/ thương hiệu
- Chi phí cho hoạt động marketing của công ty khá cao, nên kết hợp các công cụ marketing để đạt hiệu quả hơn.
- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, phát triển kênh bán hàng offline, đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân,..
- Quan tâm hơn tới hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ và chính thức cho công ty để quảng bá ra bên ngoài. - Là một doanh nghiệp mới và đang phát triển, công ty cần chú ý cảnh giác và đề phòng
trước các đối thủ cạnh tranh ngoài thị trường. Công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc phát triển hệ thống marketing toàn diện.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1: Phát triển kênh phân phối cho dòng sản phẩm quần áo của công ty TNHH thương mại và dịch vụ JACWATER Việt Nam.
(Cặp sản phẩm – thị trường: Sản phẩm quần áo tại thị trường thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
Định hướng 2: Phát triển thương hiệu công ty TNHH thương mại và dịch vụ JACWATER Việt Nam.
(Cặp sản phẩm – thị trường: Sản phẩm quần áo tại thị trường thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
Định hướng 3: Nâng cao chất lượng nội dung website nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của doanh nghiệp TNHH thương mại và dịch vụ JACWATER Việt Nam.
32
(Cặp sản phẩm – thị trường: Sản phẩm quần áo tại thị trường thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.
[2] Trương Đình Chiến, Quản trị marketing, Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân, 2012. [3] Đào Thị Minh Thanh, Quản trị thương hiệu, Tài chính, 2016.
[4] An Thị Thanh Nhàn, Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, Hà Nội: Thống Kê, 2021. [5] S. &. M. P. Chopra, Supply Chain Managemrnt - Strategy, planning and operation,
2013.
[6] Tài liệu lưu hành nội bộ công ty TNHH thương mại và dịch vụ JACWATER Việt Nam.
[7] Báo cáo tài chính hàng năm của công ty TNHH thương mại và dịch vụ JACWATER Việt Nam năm 2019 - 2020.