(Trích trong bài báo: “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách xóa đói giảm nghèo : PHỤ NỮ VÀ NGHÈO ĐÓI (Trang 32 - 37)

Trong khoa học và công nghệ, tỷ lệ nữ đã tăng lên rõ rệt: Khoa học tự nhiên 36,64%; khoa học nông – lâm, thuỷ sản 43,42%, khoa học công nghệ 33%; khoa học xã hội và nhân văn 38,27%. Trong các cơ sở nghiên cứu đã có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ, 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều cá nhân và tập thể các nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIPHOTEC, giải thưởng Covalevskaia, giải thưởng phụ nữ Việt Nam, Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam…

Trong ngành giáo dục đào tạo, phụ nữ chiếm tỷ lệ gần 70%. Trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, đội ngũ nữ trong ngành y tế đã phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, thể thao, đội ngũ nữ văn nghệ sỹ, nhà báo, biên tập viên, huấn luyện viên, vận động viên đã phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển văn hóa, thông tin, nghệ thuật, thể thao nước nhà. Phong trào phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển. Đặc biệt, với thành tích xuất sắc, đội bóng đá, bóng chuyền nữ và nhiều nữ vận động viên đã làm rạng danh đất nước trong thi đấu thể thao khu vực và quốc tế”. 28

4.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế và lao động, phụ nữ có vị trí ở mọi ngành nghề, công việc. Trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Lao động nữ đã 28 (Trích trong bài báo: “Vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

quốc tế”, ở trang web Văn hiến Việt Nam-Diễn đàn trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc – Tác giả: Hoàng Thị Ái Nhiên).

tham gia ngày càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và khu vực dịch vụ, khu vực kinh tế phi chính thức.

Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn bộ 64 tỉnh, thành phố. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.29

Trong cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đã xuất hiện đội ngũ cán bộ nữ doanh nhân thành đạt trên các lĩnh vực. Họ là nhà quản lý năng động – giám đốc, tổng giám đốc… các công ty, chủ doanh nghiệp. Chị em đã năng động bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đổi mới thiết bị và công nghệ, sản xuất những sản phẩm có chất lượng, góp phần khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Nét nổi bật của đội ngũ nữ doanh nhân là không chỉ lãnh đạo sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện chăm lo giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hội nhập cùng cộng đồng.

4.3. Phụ nữ cả nước tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, khuyên góp vào cácquỹ để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn → làm giảm đi số hộ nghèo ở quỹ để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn → làm giảm đi số hộ nghèo ở nước ta

29 (Trích trong bài báo: “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển

Thành tựu xoá đói giảm nghèo của đất nước những năm qua có sự đóng góp to lớn của phụ nữ. Ngày càng có nhiều phụ nữ vượt nghèo thành công, vươn lên làm giàu bằng sức lao động sáng tạo và nghị lực của chính mình, được cộng đồng xã hội tôn vinh. Phát huy truyền thống tương thân tương ái, phụ nữ cả nước đã đóng góp tích cực vào các hoạt động vì người nghèo. Nhiều tập thể, cá nhân đã trở thành những điển hình tiên tiên tiến trên mặt trận chống đói nghèo.

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các tầng lớp phụ nữ cả nước tích cực tham gia thường xuyên có hiệu quả. Năm năm qua, phụ nữ nước nhà đã quyên góp ủng hộ hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thường, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, khó khăn hoạn nạn… Nhiều việc làm từ thiện của phụ nữ, trong đó có đóng góp lớn của phụ nữ các tôn giáo, đã góp phần giảm bớt nỗi đau cho những người bất hạnh.

Với những đóng góp xứng đáng trong lịch sử phát triển của dân tộc, thời kỳ kháng chiến, phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ phong tăng Tám chữ vàng “Anh Hùng, Bất Khuất, Trung Hậu, Đảm Đang” thời kỳ đổi mới của đất nước, Đảng ta đã khen ngợi phẩm chất “Trung Hậu, Đảm Đang, Tài Năng, Anh Hùng” của phụ nữ. Đó không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò lớn của phụ nữ Việt Nam”.30

4.4. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đói

4.4.1. Phụ nữ nông thôn giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao

30 (Trích trong bài báo: “Vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

quốc tế”, ở trang web Văn hiến Việt Nam-Diễn đàn trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc – Tác giả: Hoàng Thị Ái Nhiên).

Phụ nữ nông thôn chiếm 50,8% dân số và khoảng 49% lao động nông thôn (năm 2002). Năm 2002, tỷ suất hoạt động kinh tế của phụ nữ nông thôn tương đối cao, đạt 71% (phụ nữ thành thị đạt 56%).

- Với mức 65% lực lượng lao động trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nông dân đã có đóng góp rất quan trọng vào thành tựu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta. (Theo báo cáo CEDAW lần 5).

- Phụ nữ nông thôn tham gia hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều khâu giữ vai trò chính (chiếm tới 70 - 80% lực lượng lao động) như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, chăn nuôi. Phụ nữ chiếm 60- 70% lao động trong các nghề như đan lát, bện tết (mây, tre, nứa), thêu ren, ươm tơ, dệt vải, dệt chiếu, chế biến lương thực, thực phẩm vv...

Phụ nữ nông dân, những người giữ vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ chế biến…đã tham gia ngày càng tích cực, có hiệu quả các hoạt động khuyến nông, các hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… đã mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp làm ăn mới, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại và doanh nghiệp hộ gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường. Góp phần bảo đảm an ninh lương thực và giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo trên thế giới.

Tình hình phụ nữ tham gia các hoạt động khuyến nông đã được cải thiện. Với ưu điểm là cẩn thận, chuyên cần, chu đáo và là người tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình canh tác nông nghiệp nên việc áp dụng khoa học công nghệ của phụ nữ khá hiệu quả. Theo số liệu điều tra của Hội LHPNVN năm 2003, cả nước có 2.796.685 phụ nữ tham gia vào hướng dẫn, phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới. 31

4.4.2. Phụ nữ nông thôn đã tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt động cộng đồng

Hội LHPNVN đã có kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các cấp hội vận động phụ nữ tham gia như: tích cực đi họp, chủ động tham gia bàn bạc các chủ trương và quy định đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn v.v... Việc ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (với nhiều quy định mới) đã tạo thêm các cơ hội thuận lợi cho phụ nữ tham gia bàn bạc, quyết định, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát triển ở cơ sở. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có tiếng nói đại diện thông qua hoạt động và những đóng góp của các cấp hội phụ nữ trong quản lý nhà nước ở các địa phương theo tinh thần Quyết định số 163/HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng và nay là Nghị định số 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Kết quả đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các trường đại học, trung học và dạy nghề nông, lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, tỷ lệ nữ sinh trúng tuyển năm học 2002-2003 là: đại học 27,58%, cao đẳng 52,66%, trung học 52,89% và dạy nghề 27,9%. Năm 2002, tỷ lệ nữ tham gia đào tạo ở các bậc học có sự khác nhau: Tiến sĩ 18,70%, Thạc sĩ 57,4%, Đại học 11,8%, Trung học 40,8% và dạy nghề 13,4%.

32

4.4.3. Phụ nữ nông thôn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng để vay vốn làm ăn → giảm đi số hộ nghèo

Hiện nay, phụ nữ có thể vay vốn sản xuất kinh doanh từ các nguồn: quỹ của Hội phụ nữ, nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm, vốn “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, vốn ưu đãi cho hộ nghèo, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội... Theo thống kê của Hội LHPNVN, năm 2003 cả nước có 3,55 triệu phụ nữ

Một phần của tài liệu Chính sách xóa đói giảm nghèo : PHỤ NỮ VÀ NGHÈO ĐÓI (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w