Để đưa đất nước tă tiến tới CNH-HĐH, Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách và những kế hoạch cụ thể từng để từng bước khẳng định chủ trương phát triển KCN,KCX một cách đúng. Phát triển các KCN,KCX không còn là việc riêng của từng ngành mà là sự nghiệp của toàn Đảng, dân tộc. Trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra phương hướng cho phát triển các KCN và KCX là: Cải tạo các KCN,KCX hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Xây dựng mới một số KCN và KCX phân bố trên các vùng.
Từ sự chỉ đạo của văn kiện đại hội Đảng VIII chúng ta xác định phát triển các KCN,KCX theo các hướng sau:
a. Vấn đề phát triển các KCN,KCX theo quy hoạch.
Có hai quan điểm trong phát triển các KCN: Quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN, quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tư trong nước và FDI về chất lượng theo một quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý với khả năng và lợi thế của mình.
Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các KCN đều tập trung mọi cố gắng thu hút đầu tư, FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm. Phát triển các KCN, KCX cần phải theo một quy hoạch thống nhất, cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng khu công nghiệp dựa trên lợi thế của từng vùng công nghiệp dựa trên lợi thế của từng khu công nghiệp, thực hiện một sự phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước.
Xây dựng chất lượng KCN, KCX ngang tầm với khu vực quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp về quy mô, ngành nghề và công nghệ. Cơ cấu ngành nghề trong các KCN còn bất cập. Xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề, công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao. Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao.
c. Phát triển đồng bộ các loại tập trung công nghiệp:
Xây dựng cả 3 thể loại: KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Không nên xây dựng quá nhiều KCN trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp thường hình thành ở các huyện thị vùng nông thôn tập hợp lại theo từng ngành nghề, mô hình thích hợp thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê đất, hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng và các công trình ngoài hàng rào và các công trình công cộng trong cụm, cần thực hiện chương trình xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn bán trả chậm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn ít, doanh nghiệp được trả chậm tới 10 năm.
d. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN:
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và xã hội trong KCN, bảo đảm tính đồng bộ, thuận tiện thoả mãn khách hàng. Kết quả hoạt động và phát triển KCN không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội.
e. Phát triển các cụm dân cư.
Phát triển các KCN, KCX phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị hóa lớn tạo ra sự quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. Không thể mọi KCN,
KCX đều xây dựng các cụm dân cư riêng rẽ, điều đó đưa đến sự phá vỡ quy hoạch đô thị hóa, cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, KCX giảm hiệu quả các KCN, KCX.
f. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX.
Cần tập trung lắp đầy và phát triển hiệu quả các KCN đã có, khi nào các khu công nghiệp lấp đầy 60 - 70% diện tích thì mới cho phép triển khai các khu công nghiệp tiếp theo. Số lượng các KCN của Việt Nam cũng đã khá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn làm giảm diện tích đất nông nghiệp, trong khi diện tích cho thuê của các KCN, chiếm chưa đến 45%.
Trung quốc cắt giảm 500 KCN nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và phi phạm quỹ đất canh tác, các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các KCN bị ngừng và và nhiều nơi rút hồ sơ lập KCN mới khỏi danh sách được phê duyệt. Những dự án đầu tư vào KCN, KCX phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có biện pháp phối hợp giữa các KCN và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm cho nhau.
g. Tiếp thị các khu công nghiệp.
Cần tiến hành tiếp thị ràm rộ ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và ngoài nước (FDI) như các tỉnh thành phố lớn trong nước và ngoài nước như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singgabo… Cần quảng bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy "giá trị cộng thêm" của mình để thu hút đầu tư. Giá cho thuế đất rẻ ở các tỉnh ĐBSCL không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư (giá cho thuế đất thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng hạ tầng của giá đất công nghiệp). Theo các chuyên gia Nhật, chìa khoá cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Xây dựng khu công nghiệp trong khu cực nghèo (vùng nông nghiệp DBSCL) rẻ hơn trong khu vực phát triển (TPHCM, thành phố Hà Nội), có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng để khu vực phát triển hơn. Không phải ngẫu nhiên 70-
75% đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển.
h. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi:
Cải thiện các KCN chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nên tăng nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI; giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu vực KCN, KCX).
k. Quản lý và chính sách phát triển KCN,KCX:
Chính sách nhà nước tác động quan trọng để phát triển các KCN, KCX cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một của trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN.
Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, khong minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy cố tình ăn lầu dài là những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư FDI vào các KCN. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuế đất, thuê (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nwocs là 15%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chi 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đối với KCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển KCN. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN xuất khẩu vào thị trường trong nước được hưởng thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước ASEAN xuất vào Việt Nam.
- Xây dựng KCN trở thành lực lượng công nghiệp mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển theo hướng ngoại, nâng cao tuy nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường, phát huy hơn nữa vai trò lan tảo, dẫn dắt của KCN đối với sản xuất, kinh doanh thị trường ngoài KCN.
- Từ nay đến năm 2020, phấn đấu khu công nghiệp khoảng một nửa tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước đảm bảo tốc độ bình quân hàng năm từ 15% đến 18%.
Chuyển dần từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước có sẵn và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt như hội nhập thị trường quốc tế và thị trường khu vực.
Đến năm 2010, tạo điều kiện cho các địa phương có kế hoạch từng bước phát triển KCN, có tính đến khả năng của nền kinh tế theo kịp được tiến trình CNH, HĐH đất nước. Theo đó có thể tất cả 63 tỉnh thành trong các nước sẽ có KCN, phát triển KCN theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả của nó theo hướng: Lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và cuối cùng là phát triển công nghệ cao thuộc các lĩnh vực thông tin, cơ điện, điện tử, vật liệu mới và công nghệ sinh học.
Các doanh nghiệp công nghiệp thành lập hay di dời theo hướng: Từ những dự án đòi hỏi gần nguồn nguyên liệu, cần diện tích đất lớn vài trăm hecta, các dự án đầu tư theo chiều sâu không thuộc diện di dời và phù hợp với quy hoạch. Các dự án còn lại kiên quyết hướng các nhà đầu tư vào KCN.
Cải tạo làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất tiểu thu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Hình thành và phát triển KCN nhỏ tại các vùng nông thôn.
Các KCN đã thành lập phải cố gắng tiếp tục đầu tư để lấp đầy các khoảng trống trong KCN.
Theo các hướng như vậy Nhà nước ta đã dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong những năm tới là:
TT Chỉ tiêu Đơn vị 1998 2000 2010 2000/1998 2010/1998 1 Số KCN,KCX Khu 62 70-80 100 2 Tổng diện tích Hecta 24.109 26.000 31.000 3 Vốn phát triển hạ tầng. Trong đó: +FDI:+vốn trong nước: Triệu USD 1.583 707,7 875,6 3.600 1.6201. 986 5.1000 25.000 2.600 2,272, 302,26 3,223, 503,00 4 Tỷ trọng FDI trong tổng vốn % 44,6 45 49
5 Vốn đầu tư cho
hạ tầng bình quân mỗi khu
Triệu USD
25,5 48 51
Biểu nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCN, KCX Việt Nam năm 2000-2010.
Dự báo đến năm 2010 cả nước định hình khoảng trên dưới 100KCN, KCX. Thu hút một lực lượng vốn đầu tư rất lớn khoảng 5.100 triệu USD trong đó FDI là 2.500 triệu USD chiếm khoảng 48%. Các khu công nghiệp sẽ có một đạo luật riêng điều chỉnh.