BIỂU DIỄN CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN VÙNG TRONG ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ (Trang 66 - 69)

B ước 2: Khai báo các thông số tính toán Lựa chọn file chứa dữ liệu đ o gamma:

BIỂU DIỄN CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN VÙNG TRONG ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ

TRONG ĐIỀU TRA CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ

Điều 15: Phân vùng liều chiếu trên bản đồ “Tổng liều chiếu hiệu dụng trung bình năm của bức xạ tự nhiên”

1) Trong trường hợp đo vẽ khảo sát tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 …, 1:500.000 hoặc tỉ lệ lớn hơn. Bản đồ phân vùng suất liều chiếu của bức xạ sẽ được thành lập theo phương pháp thành lập bản đồđẳng trị; cụ thể như sau:

- Xác định phông bức xạ tự nhiên Eph.

- Xác định các diện tích có dị thường yếu, trung bình, mạnh và dùng các gam mầu xanh đậm, hồng, đỏ, tương ứng để biểu diễn.

- Xác định suất liều hiệu dụng cho các điểm dị thường không đưa vào tính phông. - Toàn bộ diện tích khảo sát phân ra làm 4 vùng: Vùng 1: Có suất liều bức xạ E < Eph biểu diễn đã bằng màu vàng nhạt; Vùng 2: Có Eph≤ E < Eph + 0,5mSv biểu diễn màu xanh nhạt; Vùng 3: Có Eph + 0,5 ≤ E < Eph + 1mSv biểu diễn màu hồng; Vùng 4: Có E > Eph + 1mSv biểu diễn bằng màu đỏ.

2) Trong trường hợp đo vẽđiều tra môi trường phóng xạ không theo tỉ lệ

trên mà theo mạng lưới: (1 x 1) km; (5 x 5) km; (10 x 10) km… thì việc thành lập bản đồ không thể phân vùng theo các đường đẳng trị mà theo đường trung bình giữa các ô. Khi phân vùng ngoài việc căn cứ vào tài liệu khảo sát cần phải tham khảo đặc điểm địa chất, đường phân chia ranh giới hành chính. Toàn bộ

diện tích khảo sát được phân chia làm 4 vùng sau: Vùng 1: E ≤ Eph;

Vùng 2: E ≤ Eph + 0,5 mSv; Vùng 3: E ≤ Eph + 1 mSv; Vùng 4: E > Eph + 1 mSv.

Điều 16: Biểu diễn đại lượng tổng hoạt độ anpha

Các điểm đo tổng hoạt độ anpha được kí hiệu bằng hình tam giác đều mỗi cạnh dài 0,5cm, và dùng gam màu để biểu diễn hoạt độ phóng xạ anpha: ∆

- Màu vàng nhạt biểu diễn hoạt độ anpha < 0,05 Bq/l; - Màu xanh lá mạ biểu diễn hoạt độ≥ 0,05 và ≤ 0,1 Bq/l; - Màu hồng biểu diễn hoạt độ > 0,1 Bq/l.

20

Điều 17: Biểu diễn đại lượng đo tổng hoạt độβ:

Các điểm đo tổng hoạt độ β được kí hiệu bằng hình vuông mỗi cạnh dài 0,5cm, và dùng gam màu để biểu diễn: □

- Màu vàng nhạt biểu diễn hoạt độβ < 0,5 Bq/l;

- Màu xanh lá mạ biểu diễn hoạt độ nằm trong khoảng từ 0,5 đến ≤ 1 Bq/l; - Màu hồng biểu diễn hoạt độ > 0,1 Bq/l.

Điều 18: Biểu diễn đại lượng hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong các nguồn nước: Uran, Thori, Radi.

Các điểm khảo sát lấy mẫu nước phân tích hàm lượng U, Th, Ra được kí hiệu bằng các đường tròn có đường kính 1cm. Diện tích vòng tròn được chia làm ba phần bằng nhau.

Diện tích từng phần được biểu diễn bằng các gam màu khác nhau. Màu xanh lá mạ biểu diễn nước có hàm lượng nhỏ hơn hàm lượng giới hạn cho phép, màu hồng biểu diễn nước có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng hàm lượng giới hạn cho phép.

Điều 19: Biểu diễn vùng nhiễm bẩn phóng xạ:

Những vùng, vị trí có hoạt độ riêng vượt quá 70KBq/kg tương đương 1,98µCi/kg được gọi bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Nếu là vị trí nhiễm bẩn có diện tích một vài mét vuông, ta dùng kí hiệu

đường tròn có đường kính 1mm và dùng gam màu đỏđể thể hiện.

- Nếu vị trí bị nhiễm bẩn phóng xạ có diện tích xác định thì ta dùng gam màu đỏ biểu thị lên toàn bộ diện tích đó.

Điều 20: Phân vùng trên bản đồđo radon

a) Bản đồ radon khí đất: Được đo ở độ sâu 30cm, 60cm, thường được đo

ở tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000 … xây dựng theo phương pháp lập bản đồ đẳng trị. Thông thường giá trị nồng độ radon khí đất dao động từ vài trăm đến hàng triệu Bq/m3, nên phân thành tám vùng: - Vùng 1: CRn < 100 Bq/m3 thể hiện bằng màu vàng nhạt; - Vùng 2: 100 ≤ CRn < 500 Bq/m3 thể hiện bằng màu vàng gạch; - Vùng 3 có: 500 ≤ CRn < 1000 Bq/m3 thể hiện bằng màu xanh lá mạ; - Vùng 4 có: 1000 ≤ CRn < 5000 Bq/m3 thể hiện bằng màu xanh da trời; - Vùng 5 có: 5000 ≤ CRn < 10.000 Bq/m3 thể hiện bằng màu nâu; - Vùng 6 có: 10.000 ≤ CRn < 50.000 Bq/m3 thể hiện bằng màu tím; Th U Ra

- Vùng 7 có: 50.000 ≤ CRn < 100.000 Bq/m3 thể hiện bằng màu hồng; - Vùng 8 có: CRn≥ 100.000 Bq/m3 thể hiện bằng màu đỏ.

b) Bản đồ radon mặt đất

Giá trị đo Rn sát mặt đất thường dao động từ vài chục đến vài trăm Bq/m3, nên khi thành lập bản đồ ta cũng xây dựng theo phương pháp lập bản đồ đẳng trị, và toàn diện tích phân làm bốn vùng:

- Vùng 1 có: CRn < 20 Bq/m3 thể hiện bằng màu vàng;

- Vùng 2 có: 20 ≤ CRn < 50 Bq/m3 thể hiện bằng màu xanh da trời; - Vùng 3 có: 50 ≤ CRn≤ 100 Bq/m3 thể hiện bằng màu hồng; - Vùng 4 có: CRn > 100 Bq/m3 thể hiện bằng màu đỏ.

c) Bản đồ radon trong không khí (cả trong nhà và ngoài trời).

Thường giá trị nồng độ radon trong nhà lớn hơn nồng độ radon ngoài nhà tới 3 đến 4 lần, có nơi cá biệt lớn hơn vài chục lần. Việc đo đại lượng này không theo tỉ lệ như đo radon khí đất mà theo mạng lưới ô vuông (1x1) km, (5x5) km hay (10x10) km. Sau khi có kết quả khảo sát việc thành lập bản đồ được tiến hành theo trình tự sau:

- Khoanh các diện tích có nồng độ radon ≥ 150 Bq/m3 (tương đương 4pCi/l, là nồng độ giới hạn cho phép – theo Tiêu chuẩn tạm thời của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1993) và dùng gam màu đỏđể thể hiện;

- Xác định giá trị trung bình cho từng ô và ghi giá trị vào giữa ô. Bản đồđược chia làm bốn vùng:

Vùng 1: có nồng độ radon CRn từ 0 đến 50 Bq/m3; Vùng 2: có nồng độ radon CRn từ 51 đến 100 Bq/m3;

Vùng 3: có nồng độ radon CRn từ 101 đến 150 Bq/m3; Vùng 4: có nồng độ radon CRn > 150 Bq/m3.

Và dùng các gam màu vàng, xanh da trời, màu hồng, màu đỏ tương ứng

để thể hiện.

- Đường phân chia các vùng là đường trung bình giá trị giữa các ô và tham khảo trên ranh giới địa chất để phân vùng.

22

Chương V

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)