• Phổ hồng ngoại (IR): xuất hiện các dải hấp thụ với các đỉnh đặc trưng cho từng nhóm chức theo Bảng 3.5. Cả 2 phổ IR của IIIa và IIIb đều xuất hiện pic đặc trưng cho nhóm chức O-H phenol, khẳng định sự có mặt của nhóm OH phenol trong cấu trúc của 2 chất.
39
Trong đó, phổ IR của IIIb cho pic OH tù, kết hợp với TLTK, sự ưu tiên vị trí thế OH phenol của C-7 > C-4’ > C-5, ngoài ra, 5-OH trên thực tế không cạnh tranh phản ứng vì sự tham gia của nó trong một liên kết hydro nội phân tử với C-4 nhóm cacbonyl theo hình sau [42]:
Hình 3.3. Liên kết nội phân tử của genistein
• Phổ khối lượng (MS):
✓ IIIa: xuất hiện pic ion [M+H]+ = 374,9.
✓ IIIb: xuất hiện pic ion [M+H]+ = 479,0.
Hai pic này phù hợp với khối lượng phân tử của các chất và tương ứng với m/z
lý thuyết đã tra được, cụ thể ở Bảng 3.6. Qua đó có thể sơ bộ đánh giá sự có mặt của chất dự kiến.
• Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR):
Bảng 3.13. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR của IIIa và IIIb.
IIIa IIIb Nhận xét
2 tín hiệu singlet tại vị trí 13,00 và 9,64 ppm lần lượt thuộc về H-11, H-10 của OH
1 tín hiệu singlet tại vị trí 12,85 ppm thuộc về H-11 của OH
- IIIa còn 2 nhóm OH
tại vị trí C-5 và C-4’ chưa bị acyl hóa.
- IIIb còn 1 nhóm OH
tại vị trí C-5 chưa bị acyl hóa.
1 tín hiệu singlet tại vị trí 8,52 ppm thuộc về H-2
1 tín hiệu singlet tại vị trí 8,65 ppm thuộc về H-2
Cấu trúc khung isoflavon của 2 chất giống nhau, không có sự phá vòng, tương tác với các hydro xung quanh là tương tự nhau.
tín hiệu doublet tại vị trí 7,18 ppm thuộc về H-8
1 tín hiệu singlet tù tại vị trí 7,20 ppm thuộc về H-8 Tín hiệu doublet tại vị trí
6,84 ppm thuộc về H-6
Tín hiệu doublet tại vị trí 6,89 ppm thuộc về H-6 Tín hiệu doublet doublet tại Tín hiệu doublet tại vị trí
40 vị trí 7,42 ppm thuộc về H-
2’, H-6’
7,40 ppm thuộc về H-2’, H- 6’
Tín hiệu doublet doublet tại vị trí 6,85 ppm thuộc về H- 3’, H-5’
Tín hiệu doublet tại vị trí 7,72 ppm thuộc về H-3’, H- 5’
- Do OH phenol ở C-4’
đã bị acyl hóa nên tương tác của H-3’ và H-5’ của IIIb lớn hơn
của IIIa Tín hiệu doublet doublet tại
vị trí 8,14 ppm thuộc về H- 2”, H-6”
4 tín hiệu doublet tại vị trí 8,17 ppm thuộc về H-2”, H-6”, H-2”’, H-6”’
Trong cấu trúc của IIIa có 1 nhóm benzoyl Trong cấu trúc của IIIb có 2 nhóm benzoyl Tín hiệu doublet doublet tại
vị trí 7,77 ppm thuộc về H- 4”
2 tín hiệu doublet doublet tại vị trí 7,70 ppm thuộc về H-4”, H-4”’
Tín hiệu doublet doublet doublet tại vị trí 7,62 ppm thuộc về H-3”, H-5”
Tín hiệu multiplet tại vị trí 7,64-7,73 ppm thuộc về H- 3”, H-5”, H-3”’, H-5”’
• Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (13C-NMR):
Bảng 3.14. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR của IIIa và IIIb với genistein
Vị trí carbon Độ dịch chuyển hóa học (δ ppm) C-7 C-5 C-4’ IIIa 157,60 161,35 155,89 IIIb 156,25 161,13 150,43 Genistein [26] 164,73 163,70 158,20
Các số liệu của Bảng 3.14 cho thấy:
- Đối với cả 2 chất IIIa và IIIb: tín hiệu tại C-5 đều không có sự thay đổi đáng kể sau quá trình benzoyl hóa (Δδ < 3 ppm).
- Đối với dẫn chất IIIa: tín hiệu thay đổi đáng kể chỉ xảy ra trên C-7 (δ giảm
mạnh với Δ = 7,13 ppm) so với genistein; không có thay đổi đáng kể tại C-4’ (Δδ = 2,31 ppm).
41
- Đối với dẫn chất IIIb: tín hiệu thay đổi đáng kể trên cả C-7 (δ giảm mạnh với Δ = 8,48 ppm) và C-4' (giảm mạnh với Δδ = 7,77 ppm) so với genistein.
Phân tích trên chứng tỏ, phản ứng benzoyl hóa mà chúng tôi tiến hành không xảy ra trên vị trí C-5, mà ưu tiên xảy ra tại C-7 (tạo IIIa), sau đó tại C-4’ (tạo IIIb).
Điều này hoàn toàn phù hợp với các tài liệu trước đây phân tích về chọn lọc của phản ứng acyl hóa đối với các OH của genistein: dễ xảy ra nhất ở C-7, sau đó đến C-4'; khó xảy ra nhất ở C-5 [57].
Từ 2 phổ cộng hưởng từ 1H-NMR và 13C-NMR cho ra kết quả đúng với cấu trúc dự đoán của IIIa và IIIb.