- Chi bảo đảm hoạt động cho các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước các cấp.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG
TRA NGÂN HÀNG
2.1 Nội dung hoạt động của thanh tra ngân hàng
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các qui định trong giấy phép hoạt động ngân hàng.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Kiến nghị Thống đốc ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của Luật khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động Ngân hàng; tham mưu cho Giám đốc NHNN chỉ đạo cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng.
Để triển khai các nội dung thanh tra trên đây, thanh tra Ngân hàng phải áp dụng các phương thức thanh tra thích hợp, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, tiến tới hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2. Các phương thức hoạt động thanh tra Ngân hàng
Việc tổ chức cơng tác giám sát các Ngân hàng ở mỗi nước tùy thuộc vào sự hoạt động và sự ổn định của hệ thống tài chính do Luật Ngân hàng nước đĩ qui định, song mục tiêu thì khơng khác nhau, tức là đều duy trì sự ổn định của hệ thống Ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Mơ hình tổ chức thanh tra cĩ tính độc lập cao, cả trong hệ thống Ngân hàng và bên ngồi. Ơ tất cả các nước phát triển và trong khu vực, hoạt động thanh tra Ngân hàng đều dựa vào hai phương thức hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ và cĩ các bộ phận được phân cơng để triển khai các phương thức đĩ.
Ơ nước ta cĩ thể chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ trước khi cĩ các Pháp lệnh Ngân hàng và Pháp lệnh thanh tra.
Phương thức thanh tra Ngân hàng trong thời kỳ hệ thống Ngân hàng nước ta là Ngân hàng một cấp: chủ yếu là thanh tra vụ việc và xét đơn thư khiếu nại, vai trị thanh tra khơng rõ, hiệu lực pháp lý khơng được xác định, hoạt động thụ động, hiệu quả rất hạn chế.
- Thời kỳ triển khai các Pháp lệnh Ngân hàng và Pháp lệnh thanh tra đến nay. Song song với việc đổi mới về tổ chức, chúng ta đã thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của thanh tra Ngân hàng. Từ kinh nghiệm của nước ngồi, vận dụng vào hồn cảnh nước ta, thanh tra Ngân hàng đã thay đổi phương thức thanh tra từ thanh tra từng vụ việc cụ thể là chính, sang thực hiện hai phương pháp: Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, từng bước kết hợp hai phương thức thanh tra này thành cơng nghệ thanh tra của NHNN theo yêu cầu mới.
Đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN được hịa nhập trong quá trình đổi mới tồn diện và sâu sắc hệ thống Ngân hàng nước ta. Đĩ vừa là điều kiện, vừa là tất yếu
khách quan trong cơ chế mới, vươn lên để hội nhập với hoạt động Ngân hàng của cả nước. Vì vậy, phương thức hoạt động của thanh tra Ngân hàng trong cơ chế thị trường khơng cịn đơn thuần là giải quyết vụ việc, xét đơn thư khiếu tố, mà là cơng cụ thực thi vai trị quản lý Nhà nước của NHNN.
Đối với hoạt động thanh tra Ngân hàng ở nước ta, tuy đã vận dụng cả hai phương thức thanh tra: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, song cả tổ chức và nội dung hoạt động, cả hai phương pháp điều hành cịn đang lúng túng. Vì vậy, cần nghiên cứu một mơ hình thanh tra Ngân hàng phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng phải tiến tới hịa nhập với thơng lệ quốc tế và khu vực. Phải vận dụng và kết hợp các phương thức giám sát và thanh tra hiện đại mới phát huy được hiệu lực quản lý và hiệu quả kiểm sốt của NHNN đối với các tổ chức tín dụng. Sau đây là những nội dung chủ yếu của các phương thức hoạt động thanh tra Ngân hàng.