Quan điểm và phương pháp trưng bày, giới thiệu.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của hệ thống thờ mẫu (Trang 28 - 30)

Nhận xét về hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, tiến sĩ Laurenl Kendall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, người trực tiếp tư vấn cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện trưng bày hướng đến “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-

Đẹp-Vui” cho biết, hầu đồng là một nghệ thuật mang tính trình diễn trên sân khấu

với kịch tính và kỹ thuật đẹp. . Cùng với sự đổi mới về phương pháp tiếp cận là sự kết hợp phong cách trưng bày hiện đại với những mầu sắc tạo nên bản sắc riêng

cho mỗi chủ đề, nội dung trưng bày mang tính nhân văn sâu sắc, tái hiện chân thực hình ảnh của người phụ nữ trong muôn mặt cuộc sống. Hơn 100 hiện vật ở hệ thống trưng bày của bảo tàng đã thực sự “biết nói” và biết “giao lưu” với du khách. Mỗi góc nhỏ trưng bày đều có màn hình video trực quan với ba thứ tiếng phụ đề Việt-Anh -Pháp, giúp người xem hiểu rõ nội dung mà không cần sự giúp đỡ của hướng dẫn viên. Trưng bày Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui là một ví dụ điển hình và được xem như là điểm sáng trong toàn quốc cũng như tại Thủ đô Hà Nội về một trường hợp đổi mới cụ thể của trưng bày chuyên đề theo hướng tiếp

cận với vấn đề giới, nhân học xã hội, nhân học văn hóa và sự tham gia của cộng đồng.

Được sự tài trợ của Quĩ Ford, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Văn hóa (A&C) từ năm 2009 Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức nghiên cứu, thực hiện trưng bày chuyên đề Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui nhằm đưa đến cho công chúng những thông tin đầy đủ hơn về một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt

trong cuộc sống .

Với kết quả nghiên cứu, sưu tầm, phỏng vấn hàng trăm chủ thể văn hóa là các ông/bà đồng, người dân theo Mẫu sinh sống tập trung ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Hưng

Yên, Bắc Ninh… trưng bày đem đến cho người xem ấn tượng độc đáo bởi sự đan xen tinh tế giữa sắc màu tượng trưng cho các không gian tâm linh; âm thanh và ca từ của hát văn; sự linh thiêng trong việc bài trí bàn thờ, đồ lễ dâng Thánh, những bộ khăn áo, trang sức hầu Thánh…

Từ ngày 5/1/2012, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra triển lãm “Tín ngưỡng

thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui”. Khách tham quan có cơ hội khám phá và trải nghiệm

một tín ngưỡng thuần Việt...

Cuộc trưng bày tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ, chắt lọc từ cuộc sống đương đại của thực hành các nghi lễ thờ Mẫu và chuyển tải một thông điệp đầy ý nghĩa: Nét văn hóa mang tính bản địa tạo nên sức sống trường tồn của tín ngưỡng này.

Dù Tín ngưỡng thờ Mẫu không thuộc khu trưng bày thường xuyên , nhưng khu trưng bày này và các hoạt động triển lãm (ngày 05/01/2012) đã thu hút được rất nhiều đối tượng khách đến với bảo tàng . Chia sẻ thành công của mình, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc bảo tàng, cho biết bằng việc thay đổi cách trưng bày, tăng cường chuyên đề cũng như công tác giới thiệu, tuyên truyền, chỉ riêng trong ba tháng đầu năm 2013, lượng vé tham quan của bảo tàng bán ra đạt 150.000 lượt, bằng cả năm 2012. “Trước đây, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chỉ có lượng khách rất khiêm tốn, 50-70 khách/ngày. Từ đó, toàn bộ ban lãnh đạo bảo tàng đã quyết định “bắt đầu tất cả lại từ đầu với những chiến lược hoàn toàn mới”, mà việc đầu tiên là thay đổi diện mạo bấy lâu”.Cụ thể, chỉ riêng chuyên đề về gian trưng bày tín ngưỡng thờ Mẫu “được đầu tư và phát triển trong suốt hai năm rưỡi” và là dấu ấn không nhỏ khi du khách trong và ngoài nước bước ra khỏi bảo tàng . Tuy nhiên khu vực trưng bày chỉ thuộc chuyên đề , không cố định .

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của hệ thống thờ mẫu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w