Đất sử dụng trong TN này là đất vườn (1kg/1 chậu thí nghiệm) có bổ sung KLN là Pb với các nồng độ khác nhau. Hóa chất sử dụng là Pb(NO3)2. Pha dung dịch Pb(NO3)2 nồng độ 50000 mg/l làm dung dịch mẹ để sử dụng khi bổ sung.
Các công thức thí nghiệm được chăm sóc trong cùng một điều kiện dinh dưỡng và chế độ tưới nước hàng ngày. Đất được bổ sung thêm phân bón hữu cơ và phân vô cơ theo tỉ lệ 1 kg đất : 4 g phân hữu cơ sông Gianh : 0,2 g phân vô cơ.
Cỏ mần trầu trước khi đưa vào thí nghiệm có khối lượng tương đối đồng đều, chiều cao cây trung bình là 10 cm (sau khi cắt bới lá).
Theo dõi thí nghiệm, sau 9 tuần thí nghiệm cỏ được thu hoạch để tiến hành xem xét, đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu của cây cỏ mần trầu theo thời gian.
Đất có bổ sung hàm lượng Pb với các nồng độ khác nhau theo các công thức thí nghiệm lần lượt là:
CTTN Hàm lượng As bổ sung vào đất (mg/kg)
Lượng bổ sung vào đất tương đương (ml/kg) ĐC 0 0 CT1 1000 20 CT2 2000 40 CT3 3000 60 CT4 4000 80 CT5 5000 100
2.3.1. Cách pha dung dịch Pb(NO3)2 nồng độ 50000 mg/l làm dung dịch mẹ để sử dụng khi bổ sung
Trong đó : MPb(NO3)2 = 332g V = 1lít CM = 50000 mg/l MAs = 208g → m = 79807 mg = 79,8g
Vậy để pha dung dịch mẹ có nồng độ 50000 mg/l ta cân 79,8 Pb(NO3)2 cho vào bình định mức 1000ml. Tia nước cất đến 1/3 thể tích bình định mức. Lắc nhẹ cho tan hoàn toàn. Sau đó định mức đến thể tích 1000ml. Ta thu được dung dịch cần pha.
2.3.2. Cách tính hàm lượng bổ sung vào đất
Áp dụng công thức : C1V1 = C2V2
Trong đó: C1: Nồng độ dung dịch mẹ (mg/l) V1: Thể tích bổ sung vào đất (ml)
C2: Nồng độ dung dịch bổ sung vào đất (mg/kg) V2: Thể tích bình định mức (ml)
- Đối với đất vườn bổ sung As với hàm lượng As lý thuyết là 1000 mg/kg: V1= (C2×V2)/C1= (1000×1×103)/ 50000 = 20 ml
Như vậy với đất bổ sung As với hàm lượng 1000 mg/kg thì bổ sung tương đương là 20 ml dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ 50000 mg/l.
- Tính toán tương tự với các hàm lượng bổ sung 1000, 2000, 3000, 4000, 5000 ppm thì ta bổ sung tương đương với các thể tích lần lượt là: 20, 40, 60, 80, 100 ml.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN