Găng tay, giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 42 - 45)

7 Pin, ắc quy chì thải 19 06 01 10

Tổng số lượng 856

(Nguồn: Báo cáo quản lý CTNH, 2016) Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy khối lượng CTR nguy hại phát sinh tại Nhà máy may xuất khẩu Unico Global - Công ty TNHH Unico Global YB là tương đối cao 856 kg/ năm. Do số lượng máy móc, thời gian hoạt động và công suất hoạt động của nhà máy lớn là 3,6 triệu sản phẩm/ năm. Đối với khối lượng CTR nguy hại này doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý phù hợp để giảm thiểu các tác động của chúng đến môi trường làm việc của Nhà máy và KCN Âu Lâu.

3.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý CTR công nghiệp

3.1.2.1. Quá trình phân loại

a. Quá trình phân loại CTR công nghiệp thông thường

CTR công nghiệp thông thường phát sinh bao gồm CTR sinh hoạt của công nhân và CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và vô cơ. Tương ứng với mỗi ngành công nghiệp, KCN khác nhau, có các hình thức phân loại CTR thông thường đặc trưng khác nhau.

Qua điều tra và khảo sát, các doanh nghiệp tại 2 KCN thường sẽ tiến hành phân loại CTR thông thường thành: CTR có thể tái sử dụng, CTR có thể bán được, CTR buộc phải thải bỏ.

Theo điều tra thực tế thì 100% các Nhà máy đều đã bố trí phương tiện ( xọt rác, thùng rác, xe đẩy tay...) đựng chất thải xung quanh khu vực nhà máy để đựng các loại rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên Nhà máy. Tuy nhiên những thùng rác này chưa được phân biệt bằng màu sắc, kích cỡ... đảm bảo theo quy định tại điều 29 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chât thải và phế liệu. Điều này gây khó khăn cho công tác phân loại, lưu giữ CTR tại Nhà máy.

Có thể thấy các doanh nghiệp tại 2 KCN đã có ý thức trong việc bố trí phương tiện đảm bảo cho công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều yếu kém. Các phương tiện còn chưa đảm bảo về số lượng và phân loại được các loại chất thải để tạo thuận lợi cho quá trình thu gom, lưu trữ và xử lý lượng CTR công nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp.

Điển hình doanh nghiệp thực hiện tốt việc phân loại CTR thông thường như Nhà máy chế biến đá vôi - Công ty TNHH Thuận Phát, Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 – Công ty CP Mông Sơn đã tiến hành phân loại CTR như sau:

+ Lượng CTR phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy bao gồm: Đá nguyên liệu thải bỏ, bột đá sản phẩm rơi vãi trên sàn khu vực nhà xưởng và vỏ bao bì rách, hỏng được thu gom tạm thời vào kho chứa. Đối với các loại đá nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất, được thải bỏ và sản phẩm bột đá rơi vãi trên sàn được nhà máy thu gom, tận dụng rải đường và bán cho các cá nhân, tổ chức tận dụng rải apphan làm đường giao thông.

+ CTR sinh hoạt của Nhà máy bao gồm: rau củ, thức ăn thừa của cán bộ, công nhân chỉ vào khoảng 10kg/ngày hằng ngày được cán bộ làm nhiệm vụ cấp dưỡng của nhà máy thu gom, tận dụng mang về chăn nuôi tại nhà.

+ Một số rác thải văn phòng như: giấy, bao bì, vỏ hộp bìa cacton được thu gom và bán phế liệu cho những người đi thu mua.

+ Đối với những loại chất thải như vỏ bao thuốc lá, túi nilon,... chủ yếu là những túi nilon đựng thực phẩm không thể tái sử dụng được, số lượng tương đối nhỏ, chỉ vào khoảng 0,2 – 0,5 kg/ngày được Nhà máy thu gom vào các thùng rác được bố trí tại khu vực nhà văn phòng, nhà bếp ăn.

Bên cạnh đó vẫn có doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn như điển hình tại Nhà máy sản xuất DCP – Công ty CP phát triển công nghệ hóa Yên Bái, số lượng thùng rác chưa đảm bảo với lượng chất thải phát sinh tại doanh nghiệp: doanh nghiệp mới chỉ trang bị 1 xọt rác tại khu vực văn phòng, tại khu vực sản xuất không bố trí thùng rác đựng chất thải.

Hình 3.1: Thùng đựng rác thải của nhà máy chế biến đá vôi – Công ty TNHH

Thuận Phát.

Hình 3.2: Xọt rác của Nhà máy sản xuất DCP – Công ty CP phát triển công nghệ

hóa Yên Bái

Hình 3.3: Thùng rác phía ngoài Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Yên Bái -

Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín

Hình 3.4: Xe rác của Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement và ngói xi măng An

Phúc Yên Bái - Công ty CP An Phúc

b. Quá trình phân loại CTR công nghiệp nguy hại

Đối với chất thải rắn nguy hại, việc phân loại phức tạp hơn phân loại CTR công nghiệp thông thường vì thành phần các chất thải rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hình sản xuất công nghiệp. Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại thì chất thải nguy hại được phân loại dựa theo tính chất nguy hại.

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý của các doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN, 100% doanh nghiệp có tiến hành phân loại CTR nguy hại tại nguồn. Có thể nhận thấy hầu hết các chủ nguồn thải CTNH tại KCN Phía Nam đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc phân loại CTNH tại cơ sở phát sinh của mình. Tuy nhiên, việc phân loại CTNH còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do một bộ phận công nhân còn thiếu hiểu biết, kiến thức về việc phân loại CTNH thể hiện vẫn còn 29% số công nhân được hỏi chưa phân biệt được CTR công nghiệp thông thường với CTR công nghiệp nguy hại; 71% còn lại có phân biệt được tuy nhiên vẫn gặp khó khăn trong quá trình phân loại.

Việc phân loại CTNH tại các Nhà máy trong 2 KCN vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó kiến thức và hiểu biết của công nhân làm nhiệm vụ phân loại CTNH đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi đó vẫn còn tình trạng công nhân không phân biệt được CTR công nghiệp thông thường với CTR công nghiệp nguy hại. Đây chính là một trong những khó khăn của công tác phân loại CTNH tại các doanh nghiệp.

Vẫn còn trường hợp để lẫn các loại CTNH với nhau hoặc để lẫn CTNH với chất thải thông thường như tại Nhà máy gạch Sông Hồng Yên Bái - Công ty CP đầu tư và phát triển công nghiệp Sông Hồng, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Yên Bái - Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín, Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 – Công ty CP Mông Sơn, Nhà máy sản xuất DCP – Công ty CP công nghệ hóa Yên Bái, Nhà máy nghiền Pelspar – Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái VPG.

3.1.2.2. Quá trình thu gom

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w