- Giải Pháp Xây dựng nguồn nhân lực:
b. Mô hình ứng dụng sinh thái điển hình trong xử lý nước thải sinh hoạt
sinh hoạt
• Lý do xử lý nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải là nguồn gây ô nhiễm song hồ và biển
+ Nước thải gây nên các loại dịch bệnh lan truyền trong môi trường nước
+ Xử lý nước thải là việc áp dụng các quy trình Sinh – Hóa – Lý nhằm làm giảm các chất gây ô nhiễm có trong nước
• Nguyên nhân gây ô nhiễm:
+ Sự gia tăng các chất gây ô nhiễm trong nước đặc biệt là các chấy hữu cơ khó phân hủy
+ Nguồn gây ô nhiễm xuất phát từ qúa trình sinh hoạt, sản xuất, bệnh viện
+ Sự mất cân bằng trong chuỗi sinh thái môi trường nước sẽ gây nên hiện tượng ô nhiễm
• Mô hình xử lý nước thải:
Mô hình Sử dụng VSV hiếu khí và tùy tiện – bể aerotank:
Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau: + Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH + Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
+ Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Bản chất của phương pháp là phân huỷ sinh học hiếu khí với cung cấp ôxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L –5.000mg/L) do vậy tải trọng phân huỷ hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý.
- Ưu:
+ Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành
+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu
+ Công trình thiết kế dạng Modul dễ mở rộng, nâng công suất sử lý
- Nhược:
+ Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn
+ Bùn sau qúa trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ
Mô hình sử dụng thực vật nổi – bèo tây: có khả năng hấp thụ chất hữu cơ, N, P và KLN
• Cơ chế làm sạch nước thải xảy ra như sau:
- Loại bỏ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh: do sự tiếp
nhận bởi thực vật, loại bỏ COD, BOD nhờ các vsv hiếu khí, kỵ khí bám trên phần thân, lá và rễ ngập nước
- Loại bỏ N, P: bởi qúa trình hấp thụ của thực vật và đồng hóa
vi khuẩn, tạp phức và hấp phụ lên bề mặt hạt rắn hay các chất hữu cơ để kết tủa và lắng theo thời gian lớp trầm tích đó được nạo vét bà xả bỏ
- Loại bỏ KLN: các KLN hòa tan trong nước thải khi chạy qua
hệ thống xử lý tự nhiên, chúng cũng được loại bỏ bởi các cơ chế kết tủa và lắng ở dạng hydroxit hoặc sunfur kim loại không tan trong vùng hiếu khí, yếm khí. Một phần được hấp thụ vào tế bào của thực vật thủy sinh cũng như các vi khuẩn.
- Loại bỏ vsv gây bệnh: Bộ rễ của một số lọa thực vật ngập nước có thể snh ra một số chất đặc biệt có thể sinh ra chất kháng sinh
• Ưu – nhược:
- Ưu:
+ Tạo cảnh quan sinh thái của khu vực, có thể trang trí và kết hợp với một số loài thực vật thủy sinh khác như sen, sung… tạo các kiểu dáng đẹp
+ Góp phần làm tăng đa dạng sinh học cho vùng như việc thu hút các loài bò sát, lưỡng cư, thủy sinh vật
+Khi thu hoạch có thể làm phân hữu cơ, tạo khí biogas, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, đồ thủ công mỹ nghệ,…
- Nhược:
+ Cần diện tích lớn, khả năng xử lý cao nhưng chậm, cần thời gian xử lý lâu
+ Do khả năng sinh sản nhanh dễ gây tắc nghẽn ao hồ kênh rạch + Khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước giảm cũng như bèo tay già úa phải vớt bèo ra khỏi vùng xử lý, tránh để bèo chết trong nước làm ô nhiễm lại nguồn nước.
c.
Mô hình ứ ng dụng sinh thái điển hình trong xử lý chất thải sinh hoạt
Là sản phẩm từ các gia đình, cơ quan bao gồm: thủy tinh, kim loại và vật liệu hữu cơ.
Thủy tinh và kim loại có thể được tái chế, tiết kiệm được 95% năng lượng để tạo mới kim loại và thủy tinh
Chất thải hữu cơ trong hộ gia đình áp dụng theo mô hình hầm ủ
Biogas:
Biogas là khí sinh học được sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa các thành phần như chất đường, proteine, mỡ dầu, chất xơ trong điều kiện yếm khí, cụ thể như chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải hữu cơ trong sinh hoạt đời sống con người, phế phẩm, chất thải hữu cơ trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, giết mổ
trong hầm ủ Biogas… Biogas là giải pháp công nghệ hữu ích tạo nguồn năng lượng khí sinh học tại chỗ cho bà con nông thôn; không chỉ cung cấp gas thay cho củi, dầu mà còn là nguồn năng lượng thay thế điện trong sản xuất, sinh hoạt.
Hầm biogas có thời gian lưu xử lý nước thải chăn nuôi tương đối dài khoảng 30 ngày. Ngoài ra, với giải pháp công nghệ sử dụng bạt HDPE có khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, chống tia UV, bền, dai và không bị rạn nứt, có tuổi thọ trung bình ≥ 20 năm nên tạo môi trường kỵ khí hoàn toàn trong hầm ủ sinh học kỵ khí và bảo đảm hiệu quả xử lý ô nhiễm cao.
Mỗi năm, Việt Nam sản sinh ra khoảng 4 tỷ m3 khí sinh học biogas CH4. Với mức độ gây hiệu ứng nhà kính của khí CH4 (thành phần chủ yếu của biogas) cao gấp 23 lần so với khí CO2, việc tận dụng biogas làm nhiên liệu phát điện là rất cần thiết nhằm giảm phát thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch cho quốc gia.
• Ưu:
+ Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giảm thiểu các chất gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ sản xuất, chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng
+ Tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí cho các hộ gia đình
• Nhược:
+ Dịch thải sau biogas chưa vẫn chưa được xử lý triệt để, chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.