4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản văn hóa là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để khai thác và phát triển loại hình du lịch này hiệu quả theo hướng bền vững. Đây được coi là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các cấp chính quyền địa phương. Mỗi cơ quan khác nhau sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý, tuy nhiên đều hướng đến đối tượng là du lịch văn hóa bao gồm: điểm đến văn hóa, di sản văn hóa, tài nguyên du lich văn hóa…
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Căn cứ vào điều 10, luật du lịch Việt Nam quy định nội dung quản lý nhà nước về du lịch từ đó suy ra các chức năng và nhiệm vụ trong việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động du lịch văn hóa trong phạm vi pháp luật du lịch.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa.
- Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, xác định khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch văn hóa.
- Quy định trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt