BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào đồng khởi ở bến tre năm 1960 trong cuộc kháng chiếnchống mỹ cứu nước (Trang 29 - 37)

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre, là kết quả tất yếu của một chặng đường đấu tranh cách mạng gay go quyết liệt của nhân dân Bến Tre, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng ở Bến Tre, góp phần tạo thế của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang liên tục tiến công và giành lực lượng thắng lợi.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi Bến Tre, đã làm sáng tỏ quan điểm đường lối đúng đắn của Đảng ta biểu hiện phong phú sinh động sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lênin khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào điều kiện cụ thể ở miền Nam, mà điển hình là Bến Tre. Bốn mươi ba năm qua, kể từ sau chiến thắng của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre nhân dân ta tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau 43 năm trên quan điểm lịch sử

và phát triển nhìn lại thắng lợi vẻ vang của Đồng khởi ở Bến Tre, chúng ta không thể không suy nghĩ gì về bài học kinh nghiệm mà Đồng khởi ở Bến Tre đã để lại.

Những bài học đó cần phải được nghiên cứu thêm vì nó vẫn còn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Theo tôi phong trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 đã để lại cho cách mạng Việt Nam những bài học kinh nghiệm sau:

1.Vấn đề chính quyền và vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Có thể khẳng định vấn đề chính quyền và vấn đề ruộng đất cho nông dân là nội dung, mục tiêu cơ bản của “Đồng khởi” của cách mạng dân tộc dân chủ ở Bến Tre .

Từ năm 1957 bằng chính sách cải cách điền địa, Mỹ-Diệm đã tiến hành một cuộc phản công toàn diện vào phong trào cách mạng ở nông thôn miền Nam, nhằm thủ tiêu mọi thành quả ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân, khôi phục giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho chính quyền tay sai, lôi kéo, tranh giành, nông dân với cách mạng. Bằng cuộc phản công này Mỹ-Diệm đã cướp ở Bến Tre trên 90% ruộng đất của nông dân.

Cuộc phản công về ruộng đất- sau đó là cuộc tấn công của Mỹ-Diệm vào nông thôn bằng các quốc sách “Dinh điền”, “Khu trù mật”, “Aáp chiến lược” càng làm cho vấn đề ruộng đất trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Bởi thế nếu không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân thì không lôi kéo được nông dân về với cách mạng, nên Đảng ta không ngừng giương cao khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam ra khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Vân dụng nghị quyết của Trung ương một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Bến Tre, trong quá trình Đồng khởi, Đảng bộ Bến Tre kiên quyết dựa hẳn vào nông dân lấy quyền lợi ruộng đất để giác ngộ cho nông dân, làm cho nông dân thấy ro õchỉ có nổi dậy đánh đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm ở thôn xã mới giành lại được ruộng đất làm chủ được quê hương.

Chính do nhận thức được tính cấp bách của vấn đề ruộng đất, nên sau khi Đồng khởi giành được chính quyền, thì việc đầu tiên của chính quyền cách mạng là chia ruộng đất cho nông dân, nhất là nông dân nghèo. Tính đến cuối năm 1964 ít nhất nông dân Bến Tre đã làm chủ được 95 đến 100% diện tích ruộng dất.

Nhờ chịu ơn sâu sắc với cách mạng nông dân đã xông lên chiến đấu với tất cả mọi phương tiện trong tay, quyết bảo vệ cách mạng. Cố nhiên khi cả khối tập

thể nông dân đã vùng lên thì làn sóng cách mạng ấy sẽ lôi cuốn được mọi tầng lớp khác vào cuộc chiến chống quân thù. Nhờ giải quyết đúng vấn đề ruộng đất cho nông dân, Đảng bộ Bến Tre đã huy động tối đa lực lượng nông dân vùng lên Đồng khởi phá bỏ từng hệ thống chính quyền của địch ở nông thôn, tạo nên sức mạnh bách chiến bách thắng cho cách mạng Bến Tre. Không phải ngẫu nhiên tờ báo Anh diễn đàn số ra ngày 06/03/1964 trong một bài bình luận đã khẳng định “Việt cộng đã thắng lợi vì họ mang lại cho nông dân những cái mà nông dân mong muốn, nhất là ruộng đất … Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã có chương trình rất rõ ràng để giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam , đã và đang thực hiện chương trình đó bằng cách đem hàng triệu hecta ruộng đất cho nông dân ở các vùng giải phóng”.

2.Bài học về tình thế cách mạng.

“Muốn cho cách mạng nổ ra và có thể giành thắng lợi, phải có tình thế cách mạng. Tình thế cách mạng là sản phẩm của sự kết hợp hàng loạt những nhân tố tất yếu về mặt khách quan và chủ quan”

Không có tình thế cách mạng thì không thể có cách mạng, không có điều kiện khách quan chín muồi thì không thể đưa cách mạng đến thắng lợi. Nhưng muốn cho cách mạng bùng nổ và thắng lợi thì ngoài những điều kiện khách quan đã chính muồi, còn phải có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan thì quan trọng nhất là trình độ tổ chức và năng lực lãnh đạo của một Đảng mác xit. Thực tế phong trào Đồng khởi ở Bến Tre, đã làm sáng tỏ điều này. Cuối năm 1959 đầu năm 1960 tỉnh Bến Tre có khoảng 600 ngàn dân chỉ có 18 chi bộ cơ sở, với 162 cán bộ, là nồng cốt lãnh đạo trong tổng số 115 xã thì có đến 97 xã không có chi bộ. Bến Tre lại không có lực lượng võ trang tập trung, không có nhiều súng, vậy mà tình thế cách mạng xuất hiện, Đảng bộ Bến Tre dày dạng kinh nghiệm lãnh đạo tổ chức đấu tranh chính trị đã chớp lấy thời cơ phát động quần chúng tiến hành Đồng khởi và giành thắng lợi. Thông thường, một cuộc cách mạng bùng nổ thường gắn liền với chiến tranh thế giới như cách mạng tháng mười Nga năm 1917, giành thắng lợi trong điều kiện Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra hay Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc hoàn toàn, ở Châu Aù thì quân Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh, nhưng thực tế cách mạng miền Nam biểu hiện tập trung là ở Bến Tre trong những năm từ 1957 đến1960 đã làm thay đổi quan điểm này. Trên cơ sở phân tích một cách khách quan, tương quan lực lượng giữa ta và địch, Đảng ta khẳng định trong điều kiện không có chiến tranh thế giới, cách mạng vẫn có thể nổ ra và giành thắng lợi. Đồng chí Lê Duẩn khẳng định “cách mạng miền Nam chứng minh rằng trong điều kiện không có chiến tranh thế giới, hơn nữa cần phải bảo vệ nền hòa

Từ quan điểm đúng đắn đó, Đảng ta chủ trương cách mạng là tiến công, không có tiến công, không có tình thế cách mạng, không có cách mạng. Bởi thế ngay trong những năm cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn nhất, Đảng ta vẫn xây dựng lực lượng về mọi mặt và phát động quần chúng đấu tranh tạo điều kiện cho tình thế cách mạng xuất hiện. Thật ra cuối năm 1959 đầu năm 1960 lực lượng của địch ở Bến Tre còn mạnh nhưng nhờ sáng suốt tìm ra chổ yếu của địch và phát huy tối đa sức mạnh của ta nên phong trào Đồng khởi ở Bến Tre nổ ra đúng thời cơ và giành thắng lợi to lớn.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre, ngọn cờ tiêu biểu cho phong trào Đồng khởi ở miền Nam đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tình thế cách mạng.

3. Bài học về vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng.

Bạo lực cách mạng là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Đồng chí Lê Duẩn khẳng định “bài học của Cách mạng tháng Tám cũng như kinh nghiệm của các cuộc cách mạng nhân dân trên thế giới, đã giúp cho những người cách mạng miền Nam Việt Nam nhận thấy, bất cứ một cuộc cách mạng nào có tính chất quần chúng rộng rãi đều phải sử dụng cả hai lực lượng chính trị và quân sự và đều phải kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang thì mới giành được thắng lợi”.

Thực tiễn phong trào Đồng khởi ở Bến Tre cho thấy phải đứng trên quan điểm cách mạng của quần chúng, để hiểu bạo lực cách mạng và có hiểu được bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai phương pháp đấu tranh vừa chính trị, vừa võ trang thì mới thấy được thế tiến công của cách mạng, khi tình thế cách mạng đã chính muồi. Ngược lại nếu chỉ quan điểm bạo lực đơn thuần là đấu tranh vũ trang thì sẽ sai lầm , sẽ không thấy được sức mạnh của đấu tranh cách mạng, sẽ không dám phát động quần chúng đứng lên Đồng khởi và sẽ không dám tiếp tục tiến công để đưa cách mạng tiến lên.

Thật vậy, nếu không có quan điểm đúng đắn về bạo lực cách mạng, về sức mạnh và khả năng to lớn của nhân dân thì khi lực lượng địch ở Bến Tre còn mạnh, lực lượng võ trang tập trung của nhân dân chưa có, Đảng bộ Bến Tre sẽ không dám phát động nhân dân nổi dậy Đồng khởi giành chính quyền đầu năm 1960.

Từ những quan điểm đúng đắn sáng tạo về bạo lực cách mạng trong quá trình lãnh đạo Đồng khởi, Đảng bộ Bến Tre không ngừng chăm lo xây dựng lực lượng chính trị và xem đây là điều rất cơ bản để giành thắng lợi của cách mạng .

Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể, của từng địa phương trước và trong quá trình “Đồng khởi” Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã giáo dục cán bộ, Đảng viên, lăn lộn trong quần chúng hoạt động ngay hang ổ của địch để giác ngộ quần chúng. Những đội quân chính trị và “đội

quân tóc dài” là nét sáng tạo độc đáo trong hình thức tổ chức chính trị của chiến tranh nhân dân ở Bến Tre cũng như ở toàn miền Nam.

Đi đôi với việc xây dựng lực lượng chính trị trong quá trình Đồng khởi Đảng bộ Bến Tre không ngừng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận, thực hiện phương chân “hai chân ba mũi” việc sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở Bến Tre không chỉ là hai lực lượng cộng lại một cách đơn giản mà tùy từng điều kiện cụ thể ở từng địa phương thì so sánh lực lượng giữa ta và địch mà có nơi có lúc quân sự đi trước, lấy tiến công quân sự để tiêu diệt áp đảo quân địch thúc đẩy đấu tranh chính trị. Cũng có nơi có lúc chính trị đi trước phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh đấu tranh quân sự để tiêu diệt địch.

Trong cuộc Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 lực lượng chính trị đóng một vai trò chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang rất nhỏ bé đánh vào khâu yếu nhất của địch là vùng nông thôn để giành chính quyền làm chủ trên một phạm vi rộng lớn.

Tuy lực lượng vũ trang còn nhỏ bé nhưng nó đã hoàn thành được nhiệm vụ tiêu diệt ác ôn trừ khử tề điệp do đó nó có tác dụng kích thích tinh thần đấu tranh của quần chúng. Cách mạng là sự vùng dậy của quần chúng bị áp bức, bóc lột chống lại ách thống trị của bọn áp bức,bóc lột, do đó chỉ có thể dựa vào sức mạnh vĩ đại của sự vùng dậy đó thì mới có thể đưa cách mạng đến thành công. Sức mạnh của quần chúng bao giờ cũng là sức mạnh tổng hợp của nhiều mặt đấu tranh, trong đấu tranh cách mạng, quần chúng đã sáng tạo ra nhiều cách đánh vận dụng bạo lực cách mạng một cách linh hoạt để giành chiến thắng.

Đảng bụẽ Bến Tre đó vận dụng sỏng tạo quan điểm bạo lực cỏch mạng đó đi từ không đến có, từ tay không đã tạo nên thế và lực mới cho mình, vận dụng tài tình ba mũi giáp công, đặc biệt là mũi binh vận trong các trận đánh đồn, đánh căn cứ, chặn đứng các trận càn quét của địch … đó là những bằng chứng sinh động về việc vận dụng bạo lực cách mạng của nhân dân Bến Tre trong phong trào Đồng khởi naêm 1960.

4. Bài học về sự kết hợp giữa khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào Đồng khởi, Đảng bộ Bến Tre đã lãnh đạo nhân dân Bến Tre tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, kết hợp chặt chẽ khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng liên tục tiến công địch. Trong quá trình tiến công địch việc lực lượng vũ trang tiêu diệt địch và quần chúng nổi dậy giành chính quyền phải kêt hợp chặt chẽ với nhau. Tiêu diệt địch để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền làm chủ, nổi dậy của quần chúng để tạo

hợp với việc tiêu diệt địch với việc giành và giữ vững quyền làm chủ của nhân dân là quy luật của khởi nghĩa vũ trang và cách mạng.

Thực tế phong trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 cho thấy muốn đẩy mạnh chiến tranh cách mạng, tiêu diệt sinh lực địch giành thắng lợi quyết định thì phải tiến hành khởi nghĩa để mở rộng vùng giải phóng giành chính quyền về tay nhân dân . Ngược lại muốn đẩy mạnh khởi nghĩa của quần chúng mở rộng chính quyền cách mạng thì phải tiến hành chiến tranh cách mạng nhằm đánh bại mọi kế hoạch của Mỹ – Diệm. Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã chịu sự tác động của quy luật này. Tiêu diệt địch để giành chính quyền làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, khởi nghĩa để mở rộng địa bàn để thúc đẩy chiến tranh cách mạng và ngược lại chiến tranh cách mạng được đẩy mạnh sẽ tạo cho khởi nghĩa của quần chúng nổ ra trên qui mô ngày càng lớn. Hai yêu cầu trên đã được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre tận dụng và đạt kết qủa cao trong quá trình Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960.

5. Bài học về sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt phương châm phương pháp cách mạng.

Đảng ta khẳng định ngoài đường lối cách mạng đúng đắn thì cần phải có phương pháp cách mạng đúng mới giành được thắng lợi. phương pháp là vấn đề cụ thể. Thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dù là thắng lợi có tầm rộng lớn đến đâu cũng phải do những thắng lợi những thành công cụ thể tạo nên.

Trong chỉ đạo phong trào cách mạng mà đặc biệt là phong trào Đồng khởi năm 1960 Đảng bộ Bến Tre đã vận dụng phương châm, phương pháp cách mạng của Đảng một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh tại chổ

Nhận thức rõ được vai trò của phương pháp cách mạng là sau khi có đường lối đúng thì phương pháp có vai trò quyết định và trong chiến tranh là vấn đề “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” Đảng bộ rất coi trọng vấn đề nắm và đánh giá tình hình, nhờ bám chặt trong nhân dân, bám sát địch nên Đảng bộ hiểu địch hiểu quần chúng sâu sắc. Đánh giá đúng chổ mạnh chổ yếu của địch và của phong trào quần chúng về đánh giá địch ngoài những chỗ mạnh tàn bạo, thâm độc, còn thấy những mâu thuẫn, những chỗ sơ hở, chỗ suy yếu của chúng. Về phía ta Đảng bộ đã đánh giá đúng tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, khả năng sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân. Kinh nghiệm đã chỉ rõ có nắm chắc tình hình và đứng trên quan điểm cách mạng , khoa học và tư tưởng chiến lược tiến công thì mới có sự đánh giá đúng về địch. Về ta và mới có phương pháp cách mạng phù hợp.

Đánh giá tình hình là vấn đề khoa học, phải xuất phát từ hiện thực khách quan, không cho phép có ảo tưởng nhưng đây là khoa học về con người khoa học cách mạng. Do đó lập trường ý chí tiến công cách mạng là nhân tố quan trọng để xem xét và phân tích các vấn đề đặt ra. Nhờ nắm được những nhược điểm của chế

Một phần của tài liệu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào đồng khởi ở bến tre năm 1960 trong cuộc kháng chiếnchống mỹ cứu nước (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)