Người viết đã nêu ở phần 2.3, Chương 2.

Một phần của tài liệu Đề tài chế định miễn chấp hành hình phạt trọng luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

quan trọng của nó. So với các chế định khác, chế định miễn chấp hành hình phạt không hề thua kém về tầm quan trọng cũng như độ phức tạp. Thiết nghĩ, nhu cầu tập hợp các quy định của chế định này thành một chương riêng là điều hết sức cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả cũng như nâng đúng tầm chế định miễn chấp hành hình phạt.

Một bất cập khác cũng dễ dàng nhận thấy là điều 58 BLHS hiện hành có tên là giảm mức hình phạt đã tuyên nhưng trong khoản 2 điều này lại quy định về miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại. Cụ thể khoản 2 điều 58 BLHS hiện hành quy định như sau:

“Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định

miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Như vậy các quy định về miễn chấp hành

hình phạt còn quy định rải rác trong các điều luật chưa được xắp xếp đúng vị trí trong một điều luật.

3.2.1.2. Bất cập trong các quy định về miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn

Khoản 1 Điều 57 BLHS hiện hành quy định điều kiện chủ yếu để được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt là người phạm tội phải “lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Tuy nhiên, có thể thấy chế định này chỉ phù hợp với trường hợp người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, còn đối với trường hợp người bị kết án lập công lớn thì chưa thật sự phù hợp. Bởi lẻ, người bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn thì rất tốt, rất đáng khuyến khích nhưng điều đó vẩn chưa thể hiện cũng như chưa khắc phục được nhưng yếu tố là nguyên nhân gây nên hành vi phạm tội trước đó. Một người lập công lớn chưa chắc họ đã ăn năn hối cải và quyết tâm mong muốn chuộc tội về tội phạm mà mình đã thực hiện trước đó. Vì vậy, nếu một người lập công lớn mà miễn chấp hành toàn bộ hình phạt ngay thì chưa phát huy được tinh thần chung của miễn chấp hành hình phạt cũng như mục đích của hình phạt chưa đạt được. Cần xem xét, nếu người phạm tội lập công lớn đồng thời họ nhận thấy hành vi của mình là sai trái, cố gắn hết sức khặc phục hậu quả của hành vi, ăn năn hối cải và thực sự hoàn lương không tiếp tục phạm tôi mới có thể miễn chấp hành hình phạt. Như vậy việc miễn chấp hành hình phạt này mới hoàn toàn có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, theo Mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao ngày 20 tháng 10 năm 2007 có quy định “lập công lớn”

có trường hợp “có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận”. Ở đây, “những”

nhiều phát minh, sáng chế. Cần một hay nhiều phát minh sáng chế mới được miễn chấp hành hình phạt cần phải được làm rõ. Mặc khác, những phát minh sáng chế phải “có giá tri” mà việc có giá trị hay không thật khó xác định và phải chờ cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Điều đáng nói ở đây là thời gian xác nhân của cơ quan có thẩm quyền là bao lâu thì không xác định được, cũng có thể người phạm tội chấp hành xong hình phạt mới xác nhận được là “có giá trị” hay không. Như vậy điều này tạo khá nhiều bất lợi cho người bị kết án khi họ rơi vào trường hợp này.

3.2.1.3. Bất cập trong các quy định về miễn chấp hành hình phạt bổ sung

Khoản 5 Điều 57 BLHS quy định “Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại”. Cấm cư trú và quản chế là hai trong số những hình phạt bổ sung đối với người bị kết án phạt tù, nhưng khoản 5 Điều 57 không nói rõ đây là hình phạt bổ sung có thể gây nhằm lẩn cho người đọc mà đặc biệt là người không chuyên ngành Luật. Theo người viết, nếu hai loại hình phạt bổ sung này được miễn chấp hành hình phạt nếu đủ điều kiện theo quy định này thì các hình phạt bổ sung khác như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân… nếu như đủ các điều kiện tương tự như vậy cũng nên cho miễn chấp hành hình phạt. Bởi vì, quy định như vậy sẽ khuyến khích người bị kết án tích cực cải tạo tốt, tạo cơ hội và điều kiện để họ sớm phục hồi công việc cũng như quyền con người của họ, đồng thời phát huy hiệu quả trong chính sách hình sự cững như cụ thể hóa nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự nước ta. Tuy nhiên, các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân thì cần quy định điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng phạm tội và các điều kiện này cần phải nghiêm khắc hơn các điều kiện tại khoản 5 Điều 57 BLHS hiện hành.

3.2.1.4. Bất cập trong các quy định về miễn chấp hành hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Đề tài chế định miễn chấp hành hình phạt trọng luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w