Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Một phần của tài liệu THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG (Trang 26 - 29)

1.4.1.1. Tuổi

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng tăng. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, khả năng chẩn đoán ung thư đại tràng gia tăng sau tuổi 40, tăng mạnh sau tuổi 50 [45]. Có đến hơn 90% các trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán ở những người từ 50 tuổi trở lên. Những người từ 60 – 79 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 50 lần so với những người dưới 40 tuổi [46]. Độ tuổi chẩn đoán trung bình cu những bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Mỹ là 68 tuổi và có đến 24% nằm trong độ tuổi từ 65-74 [11].

Bảng 1.3. Tỷ lệ phát triển ung thư đại trực tràng sau 10, 20, 30 năm ở Mỹ 2003-2005

Tuổi hiện tại 10 năm 20 năm 30 năm Nam 30 0.06 0.29 0.96 40 0.23 0.92 2.29 50 0.71 2.14 4.06 60 1.55 3.64 5.06 70 2.51 4.22 N/A Nữ 30 0.06 0.26 0.78 40 0.20 0.72 1.74 50 0.54 1.58 3.16 60 1.10 2.76 4.29 70 1.88 3.61 N/A 1.4.1.2. Giới

Vai trò của giới tính trong sự phát triển ung thư đại trực tràng vẫn chưa rõ ràng. Theo số liệu thống kê năm trên thế giới năm 2012, số ca mới mắc ở nam giới là 746.300 ca và ở nữ là 614.300. Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng ở nam giới đều cao hơn so với ở nữ [5].

Xác suất chẩn đoán ung thư đại trực tràng trong suốt cuộc đời là 4,7% ở nữ giới và 5,0% ở nam giới. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nam giới đều cao hơn 30% đến 40% so với phụ nữ nói chung, mặc dù sự khác biệt này thay đổi theo tuổi tác. Lý do dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng ở nam giới cao hơn ở nữ chưa được biết rõ, nhưng có khả năng các yếu tố gây bệnh liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa các hormone giới tính và sự phơi nhiễm yếu tố nguy cơ [47,48].

Nghiên cứu năm 2008 tại các nước khu vực Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở nam giới là cao hơn ở nữ giới tại hầu hết các

quốc gia như Brunei, Cambodia, Indonesia, Sigapore. Tại Thái Lan và Việt Nam, tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam không đáng kể [27].

Các nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đều cho thấy tỷ lệ mắc ung thư đại tràng ở nam cao hơn so với ở nữ, tương tự như tại Cần Thơ và Huế [38,41,37,42].

1.4.1.3. Chủng tộc

Một số nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt chủng tộc và tỷ lệ mắc ung thư đại tràng. Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc cao bị ung thư đại trực tràng và mức thấp hơn tồn tại hơn các nhóm chủng tộc khác [49]. Dữ liệu từ cơ quan đăng ký ung thư của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã chứng minh rằng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở những người da trắng trong giai đoạn 1975-2000 giảm so với năm 1985. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tương tự, tỷ lệ mắc ở người Mỹ gốc Phi tăng và từ năm 1985 đến năm 2000, tỷ lệ đàn ông gốc Phi mắc bệnh cao hơn so với đàn ông da trắng 12,3%. Hơn nữa, tỷ lệ ở phụ nữ Mỹ gốc Phi là cao hơn so với phụ nữ da trắng 17,5% [50]. Trong năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh ở người da đen đã cao hơn khoảng 25% so với những người da trắng. Tỷ lệ tử vong cũng có sự chênh lệch đáng kể, trong đó tỷ lệ ở người da đen (29,4 trên 100.000 dân), cao hơn so với người da trắng (19,2). Phần lớn sự chênh lệch này là do tình trạng kinh tế xã hội không tương xứng thấp trong cộng đồng da đen [51].

1.4.1.4. Tiền sử gia đình ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng

Khoảng 20% đến 25% các trường hợp ung thư đại tràng xảy ra ở những bệnh nhân có các thành viên khác trong gia đình cũng bị ung thư. Một bệnh nhân được coi là có tiền sử gia đình nếu lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng trước tuổi 60 hoặc nếu hai người thân hoặc nhiều hơn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu của St John và cộng sự cho thấy rằng tỷ lệ phát triển ung thư đại trực tràng là 1,8 ở những bệnh nhân đã có một thành viên trong gia đình bị bệnh và 5,7 ở những bệnh nhân có hai người thân bệnh. Mức độ rủi ro cao hơn nếu các thành viên trong gia đình mắc bệnh là trẻ hơn 55 tuổi, và lớn nhất nếu các thành viên trong gia đình mắc bệnh là trẻ hơn 45 tuổi tại thời điểm chẩn đoán [52]. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định xem có một đột biến di truyền đối với bệnh ung thư đại trực tràng trong gia đình hay không.

Một phần của tài liệu THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w