Vấn đề cần giải quyết đối với thuật toán này

Một phần của tài liệu Định vị sự cố và kết hợp xác định tổng trở cho đường dây truyền tải ngắn (Trang 27 - 28)

Phương trình trên có thể áp dụng cho mọi trường hợp sự cố. Tuy nhiên, tùy theo dạng sự cố mà lựa chọn tổ hợp dòng điện và điện áp thích hợp. Ví dụ, với sự cố chạm đất một pha (N(1)) thì điện áp sử dụng là của pha A, tuy nhiên dòng điện đưa vào tính toán cần phải bù thành phần thứ tự không. Trong thực tế, rất khó xác định đúng điện kháng thứ tự không của đường dây, do đó việc tính toán hệ số bù dòng thứ tự không sẽ không chính xác và có thể gây sai số cho phép định vị.

Để tránh trường hợp này, nhiều nghiên cứu đề xuất sử dụng các thành phần dòng điện và điện áp thứ tự thuận hoặc nghịch (tính toán dựa trên thành phần thứ tự nghịch chỉ áp dụng được với các sự cố không đối xứng).

Ưu nhược điểm của phương pháp:

Phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo lường đồng bộ từ hai đầu đường dây có ưu điểm hơn so với chỉ dùng tín hiệu từ một đầu:

o Không bị ảnh hưởng của tổng trở nguồn.

o Điện trở tại điểm sự cố không xuất hiện trong phương trình tính toán khoảng cách đến điểm sự cố, do đó không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả định vị sự cố.

2.2.2 Vấn đề cần giải quyết đối với thuật toán này

Phương trình (1.4) có thể áp dụng cho mọi trường hợp sự cố khác nhau (trừ sự cố đứt dây), tuy nhiên trong một số trường hợp sự cố, khi tính toán yêu cầu phải bù thành phần thứ tự không. Mà như ta đã biết, thành phần tổng trở thứ tự không rất khó để có thể xác định chính xác do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan (ví dụ điện trở suất của vùng đất dọc tuyến đường dây đi qua là không đồng nhất) do đó nếu sử dụng phương pháp này sẽ gặp sai số rất lớn. Để giải quyết các vấn đề này,

20

trong luận văn đề xuất sử dụng thành phần thứ tự thuận để tính toán các phương trình về góc đồng bộ và xác định vị trí sự cố.

Mặt khác, thuật toán nêu tại mục 2.2.1 dựa trên giả thiết tín hiệu đo lường được đồng bộ hoàn toàn về mặt thời gian. Việc đồng bộ về mặt thời gian giữa các trạm biến áp tại hai đầu đường dây và các trạm khác thường được giải quyết bằng cách lắp đặt các đồng hồ hoạt động dựa theo tín hiệu vệ tinh GPS (đồng hồ GPS). Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam thì việc lắp đặt các đồng hồ này chưa thực sự phổ biến, do đó khả năng để thu được tín hiệu đo lường đồng bộ từ hai đầu đường dây là rất khó. Để giải quyết vấn đề này, trong chương tiếp theo của luận văn đề xuất phương pháp để đồng bộ lại các tín hiệu đo lường này từ các tín hiệu đo lường có sẵn thu thập được từ 2 đầu đường dây.

Một phần của tài liệu Định vị sự cố và kết hợp xác định tổng trở cho đường dây truyền tải ngắn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)