Các biện pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 50 - 56)

2.3.1. Các biện pháp

2.3.1.1. Phòng ngừa ở giai đoạn kỷ kết hợp đồng thương mại quốc tế.

Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là:

- Mặc dù L/C được hình thành từ họp đồng thương mại quốc tế nhưng khi đã được thiết lập thì L/C lại hoàn toàn độc lập với chính họp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của họp đồng không được ghi vào L/C sẽ không có giá trị

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và hợp đồng thương mại quốc tế đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.

- Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết họp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường họp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn.

- Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như họp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù họp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường họp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.

2.3.1.2. Phòng ngừa ở giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C trong doanh nghiệp xuất nhập khau.

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Thứ nhất, doanh nghiệp cần có sự phối kết họp chặt chẽ trong các hoạt động xuất nhập khẩu bởi sai sót trong khâu lập chứng từ thường xảy ra phổ biến ở những doanh nghiệp hoạt động bán chuyên nghiệp, không được tổ chức tốt, ít tập huấn chuyên môn và không nắm vững L/C, UCP, ISBP và Incoterms.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cưomg các điều khoản sẽ sử dụng trong thương lượng về nội dung L/C như một bộ phận cấu thành của hợp đồng thương mại quốc tế. Khi thương lượng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lượng mỗi bản, người phát hành, nội dung và phải luôn trong khả năng thực hiện đúng hạn.

Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, khó thực hiện thì yêu cầu sửa đổi, tu chính kịp thời nhằm tránh việc không thanh toán được tiền.

Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu càn lập kế hoạch chi tiết cho các công việc như sản xuất hay thu gom hàng hóa xuất khẩu, giao hàng, lập bộ chứng từ, xuất trình... và tổ chức thực hiện, giám sát quá trình này.

Thứ năm, doanh nghiệp xuất khẩu chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ trên cơ sở nắm vững kiến thức chuyên môn, các quy tắc của UCP, ISBP và sử dụng danh mục kiểm tra chứng từ (Checklist) để đối chiếu khi lập chứng từ và gửi nội dung mà các chứng từ phải tuân thủ cho người chuyên chở, công ty bảo hiểm, phòng thương mại... để lập các chứng từ tương ứng cho phù họp với yêu cầu.

Thứ sáu, doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra bộ chứng từ trước khi xuất trình nhằm phát hiện ra các lỗi chính tả, đánh máy, in ấn... để tu chính kịp thời bởi biện pháp ngăn ngừa bao giờ cũng hữu hiệu hơn biện pháp sửa chữa.

Thứ bảy, doanh nghiệp xuất khẩu cần xuất trình bộ chứng từ đúng hạn cũng như tính toán để có đủ thời gian tu chính và xuất trình lại chứng từ nếu có sai sót xảy ra.

2.3.1.3. Phòng ngừa ở giai đoạn kiểm tra L/C

- Ngay khi nhận được L/C, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần kiểm ưa L/C thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP nào? Kiểm ưa tính chân thực của L/C nhằm ưánh trường hợp gặp L/C giả; kiểm ưa nội dung chi tiết của L/C...

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

là: L/C có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận không?; kiểm tra L/C thuộc loại Payment at sight, Deíerred, Usance hay Negotiation; kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán; kiểm tra khoản phí của ngân hàng...

- Cần kiểm tra chi tiết của L/C như giá trị của L/C và điều kiện thanh toán;

mô tả hàng hóa và xuất xứ hàng hóa; cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng thương mại quốc tế; điều kiện về chuyển tải; ngày hết hạn của L/C...

Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, đòi hỏi bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C.

2.3.2. Một số kiến nghị

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức này. Từ một số thực trạng điển hình và những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong tín dụng chứng từ, người viết xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần làm cho phương thức tín dụng chứng từ sẽ được thực hiện an toàn, hiệu quả hơn.

Không ít các doanh nghiệp nhập khẩu đã phải “dở khóc, dở cười” khi rơi vào trường họp nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù họp với L/C, nhưng khi đến nhận hàng thì mới vỡ lẽ ra là hàng không đúng phẩm chất, số lượng, hoặc thậm chí là không có hàng để nhận. Trên thực tế nếu đối tác không tin cậy, hay đối tác có ý lừa đảo thì doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả mạo. Vì vậy nhà nhập khẩu nên yêu cầu nội dung và hình thức chứng từ phải chặt chẽ không yêu cầu chung chung; quy định vận đơn phải do hãng tàu đích danh lập;

khi xếp hàng hóa phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu lịch trình của vận đơn và lịch trình tàu; ngoài ra các loại chứng từ như giấy chứng nhận chất lượng, số lượng phải do các cơ quan có uy tín cấp ở nước xuất cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận của đại diện phía nhả nhập khẩu; việc lựa chọn hãng tàu đáng tin cậy cũng rất quan trọng để

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt là những hãng tàu có văn phòng giao dịch tại nước người nhập khẩu.

Còn đối với nhà xuất khẩu. Đe tránh tình trạng lập bộ chứng từ mà có những điều kiện và điều khoản khôn phù họp với L/C, nhả xuất khẩu phải kiểm tra thật kỹ nội dung bộ chứng từ, khi lập bộ chứng từ nên ghi đúng nguyên văn của chứng từ với nội dung mà L/C yêu cầu để không bị ngân hàng hay nhà nhập khẩu bắt lỗi. Ngoài ra các doanh nghiệp nên trang bị đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững chắc, đặc biệt là có vốn Anh văn thật giỏi đế đế khi thực hiện ký kết họp đồng sẽ không mắc những sai sót không đáng có. Hay không nên chấp nhận một số chứng từ hoặc giấy tờ phụ mà bên nhập khẩu yêu càu, ví dụ như một loại giấy do bên nhập khẩu cung cấp chẳng hạn, vì nếu lảm như thế bên xuất khẩu vô tình đẩy mình vào thế rủi ro, nếu như bên nhập khẩu cố tình không cung cấp loại giấy tờ đó, và bên xuất khẩu sẽ không xuất trình được bộ chứng từ họp lệ.

Còn về phía các ngân hàng thì việc trao dồi tiếng Anh cho các nhân viên sẽ giúp ít cho việc hạn chế những sai sót khi thông báo thư tín dụng, và điều quan trọng là sẽ giúp cho các ngân hàng tránh được những sai lầm kỹ thuật khi kiểm tra chứng từ.

Đối việc xây dựng văn bản pháp luật về phưomg thức tín dụng chứng từ, người viết có các đề xuất sau:

Mặc dù UCP là bản quy tắc quy định về cách thực hành chứng từ, nhưng đây là bản quy tắc mang tính quốc tế, được áp dụng cho nhiều quốc gia, sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình áp dụng giữa các bên liên quan trong phương thức thanh toán này. Vì vậy mà trong bản UCP hoặc là trong Tín dụng thư nên quy định điều khoản để các bên thỏa thuận về luật, nơi giải quyết khi có tranh chấp phát sinh trong phạm vi thanh toán tín dụng chứng từ.

Các nhà làm luật Việt Nam nên ban hành những văn bản cụ thể quy định các chế tài liên quan đến tín dụng chứng từ nhất là trong trường họp có gian lận, lừa đảo trong thanh toán. Bởi vi, đặc trưng của thanh toán toán bằng Thư tín dụng là người hưởng lợi sẽ được thanh toán khi xuất trình chứng từ họp lệ mà ngân hàng không cần biết rằng người hưởng lợi có thực hiện đúng nghĩa vụ

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Thứ ba, song song với việc xây dựng văn bản pháp luật này thì Việt Nam nên tăng cường mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt tích cực tham gia vào các điều ước quốc tế để các phán quyết của pháp luật Việt Nam có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc gia khác. Bởi văn bản pháp luật này chỉ phát huy khả năng hạn chế tranh chấp một khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải chịu sự ảnh hưởng của nó.

25 Bà Bùi Tương Minh Anh, Giám đốc thanh toán quốc tế của HSBC:

http://www.vietnamnet.com.

[cập nhật Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụngngày 01-8-2008]

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w