1.
2.3.2.5 Yếu tố phƣơng pháp giảng dạy
Thế giới đang tồn tại hai triết lý trong giáo dục, đó là:
- Triết lý thứ nhất: giáo dục phải trang bị cho ngƣời học một lƣợng kiến thức càng nhiều càng tốt giúp ngƣời học có một nền tảng vững chãi khi ra trƣờng để sống và hành nghề lâu dài.
- Triết lý thứ hai: giáo dục chỉ cần dạy ngƣời học kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn, đây là khuynh hƣớng giáo dục của các nƣớc tiên tiến trên thế giới.
Nền giáo dục Việt Nam là sản phẩm của triết lý thứ nhất, có thể thấy đƣợc sản phẩm của nền giáo dục này qua thực tế tuyển dụng nhân lực của các công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ đƣợc lựa chọn rất thấp. Các đợt kiểm tra để cấp học bổng cho các đào tạo nâng cao sau đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam cho thấy sinh viên Việt Nam bị hổng lớn về kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm do năng lực không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Số lƣợng đào tạo nhiều, nhƣng chất lƣợng thấp,... trong khi nhu cầu của xã hội rất lớn chƣa đƣợc đáp ứng - đây là một nghịch lí rất rõ ràng cho nền GDĐH của Viện Nam. Tại sao những nƣớc tiên tiến khác, sinh viên công nghệ ra trƣờng có thể bắt nhịp ngay vào môi trƣờng công việc mới, còn sinh viên Việt Nam lạc hậu ngay từ khi rời cổng trƣờng đại học? Đó chính là sự khác biệt của hai tinh thần triết lý giáo dục đã trình bày ở trên và lối ra nào cho vấn đề này?
Từ ngàn đời nay, lối giảng dạy “thầy đọc trò chép” đã ăn mòn vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Ở tất cả các bậc học, tình trạng này còn rất phổ biến kể cả đào tạo
Đại học hay sau đại học. Với cách giảng dạy và học tập thụ động, một chiều này làm cho SV không chủ động, nghiên cứu và học bài ở nhà.
Theo nhận xét của Viện Hàn lâm của Mỹ về phƣơng pháp giảng dạy ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế nhƣ sau:
- Phƣơng pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tƣơng tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học.
- Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (nhƣ phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu.
- Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi).
Xã hội ngày càng phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa, yêu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao. Vì vậy, việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để nâng cao chất lƣợng cho sinh viên tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở GDĐH.