Các giải pháp trực tiếp hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 92 - 99)

- Công nghiệp xây dựng % 19,8 34,6 41,

3.2.3. Các giải pháp trực tiếp hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo

Các chính sách xoá đói giảm nghèo cần tiếp tục được bổ sung hoàn thiện; Nhằm tập trung trợ giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tập trung nghiên cứu để đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, xoá bỏ dần bao cấp bất hợp lý trong xoá đói giảm nghèo, chuyển sang những phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường. Sửa đổi chính sách trợ giá, trợ

cước và chính sách cấp (miễn phí) một số hàng hoá cho đồng bào miền núi để hạn chế thất thoát và tăng thêm tác dụng thiết thực của các biện pháp này. Áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với tín dụng cho người nghèo, mở rộng tín dụng bảo lãnh. Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh chính sách xã hội như chính sách khám, chữa bệnh, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách cho vay tín dụng… các giải pháp chủ yếu cụ thể như sau:

Một là, thực hiện tốt tín dụng cho người nghèo góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào.

- Tiếp tục đa dạng các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt Chương trình tín dụng hộ nghèo, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm là trên 30%, đưa tổng dư nợ đến năm 2010 của các hộ nghèo vùng khó khăn và hộ nghèo vùng dân tộc đạt trên 1200 tỷ đồng và nâng mức vay bình quân đạt 8 - 10 triệu đồng/hộ gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

- Đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho số hộ nghèo và hộ có nguy cơ tái nghèo vay, tạo điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, vốn vay thuận lợi và sử dụng có hiệu quả.

- Phối hộp chặt chẽ với các tổ chức hội: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cực chiến binh…thực hiện tốt hợp đồng uỷ thác, các tổ tiết kiệm có lợi cho người nghèo.

Hai là, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, trước mắt tập trung cho 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50%.

- Phấn đấu đến năm 2010, đảm bảo 100% các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi Thanh Hoá có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu.

- Tranh thủ sự ủng hộ của trung ương từ các nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư cho giao thông, thuỷ lợi, trường lớp học…và vốn chương trình 135

(giai đoạn II) tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 89 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới...Mỗi xã được đầu tư ít nhất một công trình/năm.

- Mức hỗ trợ đầu tư bình quân cho một xã đặc biệt khó khăn khoảng 1 tỷ đồng/năm (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 700 triệu đồng, nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ khác là 300 triệu đồng…)

- Cơ chế hỗ trợ đầu tư tiếp tục thực hiện cơ chế: Xã có công trình, dân có việc làm, đảm bảo các công trình đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả, công khai, minh bạch và không thất thoát.

Ba là, thực hiện tốt công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn gắn với khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, phát triển ngành nghề.

- Tranh thủ nguồn hỗ trợ của chương trình khuyến nông của Bộ ngành trung ương và chính sách khuyến nông, khuyến lâm viên cơ sở của tỉnh để xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với xã nghèo, hộ nghèo và người nghèo.

- Bên cạnh việc thực hiện tốt các mô hình sản xuất của Đoàn kinh tế quốc phòng 5 trên địa bàn Mường Lát và mô hình sản xuất kinh tế các đồn biên phòng 485, 493.. tập trung xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ mới, mô hình định canh định cư, di dân kinh tế mới cho các vùng đồng bào dân tộc đặc biệt mô hình định cư cho đồng bào Mông ở Mường Lát…các mô hình để hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình..

- Rà soát bổ sung một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục các nghề tiểu thủ công truyền thống như: Dệt thổ cẩm của người Thái (Quan Hoá), Rèn của người Mông (Mường Lát) Dệt vải của người Mường (Ngọc Lạc, Cẩm thuỷ).v.v.. Từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả các dự án định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới.

- Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, triển khai quy hoạch sắp xếp lại dân cư gắn với đầu tư khu dân cư cho đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống, triển khai thực hiện tốt dự án ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát theo Quyết định số 456/QĐ- TTg ngày 18/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1610/QĐ- UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 15 xã biên giới Việt Lào theo quyết định số 160/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Lào nhằm phân bố lại dân cư kết hợp với an ninh quốc phòng.

- Mục tiêu đến năm 2010, phấn đấu định canh, định cư cho 44 950 hộ (gần 240 000 khẩu) sống rải rác ở 620 bản thuộc 78 xã của 10 huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc: Mường Lát, quan Sơn, Quan Hoá, Ngọc Lạc, Cẩm Thuỷ… Trên cơ sở sắp xếp lại dân cư, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng đến hộ; thông qua việc bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới, để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống và hoàn thiện từng bước các cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, các công trình phúc lợi…cho vùng định canh định cư.

Năm là, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Căn cứ vào đặc điểm từng địa bàn, tình hình kinh tế của các địa phương để có kế hoạch cụ thể đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận tổ chức hướng dẫn cách làm ăn và kỹ thuật mới cho đồng bào Mông ở xã Mường Lý (Mường Lát) với mục tiêu cụ thể: Đảm bảo 100% số bản người Mông định

canh, định cư, trong đó có 70% số hộ định canh, định cư vững chắc, chấm dứt tình trạng di cư tự do. 100% thôn bản có đủ trường lớp cho học sinh và nhà ở cho giáo viên thu hút 80% số trẻ em trong độ tuổi đến trường, 100% thôn bản có nhà y tế, cán bộ y tế hoạt động. 100% số hộ đồng bào mông có nhà ở bán kiên cố…

Hỗ trợ di chuyển bố trí lại dân cư theo quy hoạch, hỗ trợ xây dựng nhà ở bán kiên cố cho 1 142 hộ đồng bào Mông hiện đang ở nhà tạm bợ; hỗ trợ giống lúa, ngô và cho vay vốn không lãi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt gắn với nước sản xuất; tổ chức khai hoang thêm 99 ha ruộng nước, xây dựng 1800 ha nương rẫy định canh để tập trung phát triển 3 cây (ngô, lúa đậu tương)…với nguồn kinh phí của dự án khoảng 291,5 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 184,5 tỷ đồng) tập trung cho các mục tiêu: Hỗ trợ sản xuất 63 tỷ, hỗ trợ đời sống 22,5 tỷ; đầu tư kết cấu hạ tầng 167 tỷ đồng, phát triển nguồn nhân lực 7,5 tỷ đồng.v.v..

- Thực hiện tốt chính sách về hỗ trợ đời sống, nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu của các dân tộc ít người như: Dao (Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc), Khơ Mú (Mường Lát).v.v..

Thực hiện tốt chính hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt tập trung nguồn vốn và tăng cường chỉ đạo vào các mục tiêu sau:

- Hỗ trợ đất để xây dựng nhà ở đối với đồng bào dân tộc nghèo không có đất làm nhà ở theo phương châm nhà nước hỗ trợ kinh phí, dòng họ sắp xếp dành đất cho hộ nghèo không có đất để làm nhà ở. Phấn đấu đến cuối năm 2009 hoàn thành 34 500 nhà đồng bào nghèo ở miền núi.

- Tạo điều kiện cho các hộ nghèo sản xuất nông nghiệp có nhu cầu về ruộng đất để sản xuất theo hướng: Hỗ trợ kinh phí cho các hộ thông qua hình

thức khai hoang mở rộng diện tích với mức 7 triệu đồng/ha khai hoang, vận dụng cho hộ nghèo mượn đất sản xuất. Đối với những nơi không còn quỹ đất, cần hỗ trợ di dân vào các vùng kinh tế mới đã được quy hoạch. Mặt khác, tăng cường quản lý để đảm bảo đất sản xuất cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc theo hướng sắp xếp lại diện tích của các nông lâm trường dành đất sản xuất cho bà con dân tộc.

Đối với những hộ không có đất sản xuất, tỉnh có chính sách hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, dạy nghề, công cụ, để chuyển sang các ngành nghề khác…

Sáu là, thực hiện tốt chính sách y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình:

- Tạo điều kiện để người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng với giá cả phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập của từng lớp dân cư.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, tăng cường cán bộ y tế và tủ thuốc y tế thông thường cho các thôn bản, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở các trạm y tế xã, tăng cường bác sỹ cho các xã nghèo và đội ngũ y tế thôn bản. Phấn đấu đến năm 2010: 100% các xã miền núi có nhà trạm y tế được xây dựng kiên cố, 70% trạm y tế xã có bác sỹ, 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh và 100% thôn bản có nhân viên y tế trình độ sơ học trở lên, tỉnh có chính sách cử tuyển tạo nguồn cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số.

- Huy động sự đóng góp của cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo khám chữa bệnh nhân đạo từ thiện, xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của bản thân. Vận động làm chuyển biến nhận thức đối với người nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc về ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá gia đình.

Đa dạng hoá các hình thức khám chữa bệnh miễn phí, giảm phí và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cho người nghèo (đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em) như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo và từ thiện.

Cân đối đủ nguồn kinh phí để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc sinh sống khu vực 3 theo quyết định 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

Bảy là, nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục cơ bản.

Để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục, cần phải giải quyết được 2 vấn đề là giảm chi phí cho việc đi học của người nghèo và nâng cao lợi ích của việc giáo dục, tức là tạo ra những hiệu quả thiết thực nhận được từ giáo dục của người nghèo. Để giải quyết 2 vấn đề trên ở Thanh Hoá cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tập trung các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ của trung ương để xoá bỏ tình trạng xã, bản trắng cơ sở giáo dục, xoá mù chữ; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em hộ nghèo, phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn, vùng dân tộc.

+ Tranh thủ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ để đầu tư, kiên cố hoá trường lớp và nhà ở giáo viên cho các xã đặc biệt khó khăn, gắn với sắp xếp lại mạng lưới trường lớp đảm bảo thuận tiện cho người học.

Nâng cấp cơ sở vật chất các trường học nội trú hiện có và xem xét mở thêm một số trường nội trú theo hình thức “bán trú dân nuôi” ở những nơi khó khăn cho con em đồng bào dân tộc để tạo nguồn cán bộ.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo dục miền núi như: Cấp sách giáo khoa miễn phí, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác có liên quan đến học tập của con em hộ nghèo, thực hiện trợ cấp và cấp học bổng nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đi học

ở 3 cấp học và cho vay tín dụng để con em đồng bào học nghề và chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội cho tất cả con em hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc được học tập ở hệ thống giáo dục quốc dân.

Tám là, thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế.

Đồng thời với việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách trên, trong những năm tới cần phải xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, mạng lưới an sinh xã hội nói chung và đối với người nghèo, người bị rủi ro nói riêng, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em nghèo, cụ thể là:

- Bổ sung một số chính sách cứu trợ đột xuất cho đối tượng là: Hộ nghèo, người nghèo khi gặp rủi ro (thiên tai, hoả hoạn, mất mùa) được ngân sách nhà nước trợ cấp có thời hạn hoặc một lần (cứu đói, trợ giúp chữa trị người bị thương, mai táng phí, dựng lại nhà bị sập đổ…) thực hiện tốt chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo, hạn chế rủi ro, tái nghèo đói. Xây dựng hệ thống các giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu đối với người nghèo. Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ kịp thời, nhanh chóng ứng phó và hạn chế thiệt hại về người và của khi thiên tai xảy ra, trợ giúp người nghèo khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tăng cường mạng lưới bảo trợ xã hội và an sinh xã hội thông qua các quỹ. Tiến hành cải cách cơ chế hình thành và điều phối quỹ cứu trợ đột xuất; trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, triển khai hoạt động quỹ này một cách công khai, minh bạch, có hiệu quả ngay từ cộng đồng thôn bản, xã…

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở miền núi tỉnh thanh hoá (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w