Người lãnh đạo và việc sử dụng các loại khí chất của những người dưới quyền trong hoạt động quản lí

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 73 - 104)

Chương 8: MỘT SỐ TRỞ NGẠi TÂM LÍ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO

VII. ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC

3. Người lãnh đạo và việc sử dụng các loại khí chất của những người dưới quyền trong hoạt động quản lí

Trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo cần hiểu được khí chất của những người dưới quyền. Đây là việc không đơn giản, vì không dễ dàng người lãnh đạo xác định được những người thừa hành của mình thuộc loại khí chất gì một cách chính xác. Song, những biểu hiện của ứng xử và cách thức làm việc người lãnh đạo có thể xác định một cách cơ bản cá nhân đó thuộc loại khí chất nào, người sôi nổi, người linh hoạt, người điềm tĩnh hay người ưu tư. Điều này rất quan trọng.

Vì khi người lãnh đạo hiểu được khí chất của họ thì sẽ sử dụng những người dưới quyền một cách phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Người lãnh đạo khi hiểu về khí chất của những người thừa hành thì cần biết được những mặt mạnh và những mặt hạn chế của mỗi loại khí chất để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt hạn chế của họ. Đối với mỗi loại khí chất cụ thể, người lãnh đạo cần chú ý các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đối với những người có khí chất sôi nổi thì người lãnh đạo cần biết phát huy các phẩm chất hăng hái, nhiệt tình, sự say mê công việc, nghị lực, khả năng làm việc cao, phạm vi hoạt động rộng, khả năng lôi cuốn người khác của họ, nhưng cũng cần biết được mặt hạn chế của những người có khí chất này là khi lợi ích cá nhân của họ không được đáp ứng thì dễ cáu gắt, trở nên khó tính. Loại người có khí chất này thích hợp với các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều như giao dịch, đối ngoại, quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động phong trào, đoàn thể... và không thích hợp với những công việc đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn thận như tin học, kế toán, thống kê...

Thứ hai, đối với những người có khí chất linh hoạt thì người lãnh đạo cần biết sử dụng các ưu điểm của họ như: Năng động, khả năng làm việc tốt, tư duy nhạy bén, lạc quan, dễ hoà nhập với mọi người, dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc... Những loại người này cũng giống như những người sôi nổi có thể giao các công việc như giao dịch, đối ngoại, quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động phong trào... Không nên giao cho họ những công việc như nghiên cứu, thí nghiệm, tin học, thống kê... Đặc biệt là phải giao cho họ những công việc phù hợp với sở thích với họ, những công việc mà họ cảm thấy hấp dẫn, không nên giao cho họ những công việc đơn điệu. Cần hạn chế ở những người này tính hiếu danh, bệnh thành tích, hình thức và phô trương.

Thứ ba, đối với những người có khí chất điềm tĩnh thì người lãnh đạo cần biết sử dụng tính cẩn thận, điềm đạm, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm cao của họ. Nhưng người lãnh đạo cần khắc phục tính kém năng động, sự chậm chạp và quá cầu toàn, trầm tĩnh, thụ động của họ. Đối với những người này không nên giao các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều, đòi hỏi sự năng động như đối ngoại, quảng cáo..., nên giao cho họ một công việc ổn định và phù hợp với những mặt mạnh của họ, những công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ như làm việc trong phòng thí nghiệm, tin học,

thống kê, kế toán, lưu trữ, biên tập... Với những người có loại khí chất này khi giao công việc nên dành cho họ thời gian chuẩn bị, không nên thay đổi nhiều về công việc đối với họ.

Thứ tư, đối với những người có khí chất ưu tư thì người lãnh đạo cần biết sử dụng đức tính cần mẫn, cẩn thận của loại người này và giao cho họ những công việc thích hợp với các đức tính trên. Đây là loại khí chất có nhiều điểm hạn chế mà người lãnh đạo cần nắm được như: khả năng thích nghi với những biến đổi của công việc và môi trường thấp, khả năng chịu đựng thấp, khả năng giao tiếp kém do hay nhút nhát, dễ dao động và dễ mất bình tĩnh, thiếu niềm tin vào bản thân... Đối với những người này khó có thể giao cho những công việc quan trọng, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao. Đặc biệt, với họ người lãnh đạo cần phải khéo léo trong ứng xử, nhất là khi nhận xét, đánh giá. Một nhà quản lí Mĩ kể lại rằng, khi ông ta xuống kiểm tra nhà máy thấy một cán bộ làm việc không tốt lắm, liền phê bình anh ta ngay trước đám đông công nhân. Chẳng may, người công nhân này thuộc loại ưu tư anh ta không chịu nổi sự phê bình đó và không làm việc nữa. Người cán bộ quản lí này rút kinh nghiệm, chỉ tâm sự riêng với anh ta, từ đó, người công nhân này tiếp tục làm việc và làm việc tốt hơn nhiều.

Với người lãnh đạo không nên đặt ra câu hỏi, tính khí nào là tốt nhất? Đặt vấn đề như vậy là không hợp lí, không nên khẳng định tính khí nào tốt, tính khí nào xấu và hơn nữa, không nên dựa trên cơ sở đó mà rút ra kết luận về con người, về khả năng của họ trong hoạt động. Tính khí không xác định đạo đức xã hội của con người. Điều quan trọng là người lãnh đạo phải biết sử dụng các ưu điểm, khắc phục hạn chế của mỗi loại khí chất của những người dưới quyền trong việc sử dụng họ. Để làm được điều này, đòi hỏi người lãnh đạo phải sâu sát, quan tâm và lắng nghe những người bị lãnh đạo. Phong cách quan liêu, mệnh lệnh trong quản lí sẽ làm cho người lãnh đạo không hiểu và không sử dụng được các khí chất của những người thừa hành trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Có thể nói việc hiểu biết và quan tâm đến tính khí của các thành viên tập thể trong quá trình tổ chức hoạt động tập thể và giáo dục là một yêu cầu đối với những người làm công tác quản lí.

Created by AM Word2CHM IV. TÍNH CÁCH

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC Chương 9: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khái niệm tính cách

Một thuộc tính tâm lí quan trọng nữa của con người mà những người lãnh đạo cần hiểu được đó là tính cách.

Tính cách theo tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa đen là đồng tiền bạc được đúc rất cứng và bền.

Từ góc độ của khoa học tâm lí, tính cách được định nghĩa như sau: Tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những đặc điểm tâm lí tương đối ổn định, biểu hiện thường xuyên của cá nhân và được thể hiện một cách tương đối có hệ thống trong các hành vi, hành động và cử chỉ của con người.

Nói cách khác, tính cách là tổng hợp những đặc điểm tâm lí ổn định nhất của mỗi cá nhân.

Tính cách của con người thể hiện tính nhất quán về nhu cầu và sở thích, khát vọng và mục đích, tâm thế, tư tưởng và đạo đức, tình cảm và ý chí... trong quan hệ và hành vi của cá nhân.

2. Một số nét tính cách cơ bản và biểu hiện của tính cách trong cuộc sống

Tính cách của con người gồm những nét tính cách tích cực và những nét tính cách tiêu cực.

Có những người các nét tính cách tích cực vượt trội so với những nét tính cách tiêu cực. Ngược lại, có những cá nhân thì những nét tiêu cực lại là chủ yếu. Có thể nêu ra một số nét tính cách cơ bản của con người như:

a) Các nét tính cách tích cực: chân thành, dũng cảm, tận tụy, có kỉ luật, cần cù, chịu khó, có ý chí, có khả năng chịu đựng gian khổ, vị tha, quan tâm đến người khác, năng động, tháo vát...

b) Các nét tính cách tiêu cực: hèn nhát, dối trá, thờ ơ, vô kỉ luật, lười nhác, thiếu ý chí vươn lên, ích kỉ, thụ động... Nếu một người được nhận định là tháo vát, thì bất cứ trong tình huống nào nét tính cách này cũng được thể hiện.

Tính cách được thể hiện trong trong các mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh:

- Trong quan hệ với người khác tính cách thể hiện ở sự cởi mở hay kín đáo, chân thành hay giả dối, lịch sự hay thô lỗ, quan tâm hay vô trách nhiệm...

- Trong quan hệ với công việc tính cách thể hiện ở tinh thần trách nhiệm hay thiếu trách nhiệm, tự nguyện hay bắt buộc, cần cù hay lười nhác, sáng tạo hay trì trệ...

- Trong quan hệ về vấn đề vật chất tính cách thể hiện ở chỗ rộng rãi hay keo kiệt, tiết kiệm hay lãng phí, cẩn thận hay cẩu thả...

- Trong quan hệ với bản thân tính cách thể hiện ở đức tính khiêm tốn hay tự phụ, tự tin hay tự ti, chải chuốt hay luộm thuộm...

Điều quan trọng là những người lãnh đạo phải nắm được những nét tính cách của những người dưới quyền được thể hiện qua các mối quan hệ như thế nào, đâu là những nét tính cách tích cực, đâu là những nét tính cách tiêu cực trong các quan hệ này, những nét tính cách tích cực là chính hay những nét tiêu cực là chính. Khi nắm được những nét tính cách tích cực và tiêu cực của người thừa hành, người lãnh đạo có thể tìm các biện pháp khắc phục những nét tính cách tiêu cực và phát huy những nét tính cách tích cực.

Điều cần lưu ý là việc khắc phục những nét tính cách tiêu cực của những người lao động là công việc không dễ dàng, không đơn giản. Bởi vì, tính cách là đặc điểm tâm lí ổn định, bền vững của con người, nó không thể dễ dàng thay đổi trong một thời giàn ngắn. Do vây, trong công tác giáo dục người lao động để khắc phục những nét tính cách tiêu cực đòi hỏi người lãnh đạo phải kiên nhẫn, biết thuyết phục, kết hợp giữa giáo dục và những biện pháp xử lí kiên quyết khi cần thiết. Thông qua giáo dục, người lãnh đạo có thể hạn chế những nét tính cách tiêu cực của một cá nhân.

Nên nắm được các nét tính cách của người lao động để người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho họ một cách phù hợp. Không thể giao những công việc quan trọng cho một cá nhân vô kỉ luật Người lãnh đạo không chỉ tính đến các nét tính cách của cá nhân khi giao nhiệm vụ cho họ, mà còn phải biết kết hợp các tính cách khác nhau trong một tổ chức. Có thể phân công những người làm việc cẩn thận, nhưng hơi chậm chạp với những người hăng hái nhưng nhiều khi thiếu chín chắn trong một bộ phận làm việc. Sự bù trừ này sẽ làm cho công việc được thực hiện tốt hơn.

Một điểm nữa mà người lãnh đạo cần chú ý là ở con người, tính cách có quan hệ chặt chẽ với ý chí. Một người có tính cách yếu ớt thì khó có thể có ý chí mạnh mẽ, hay một người có tính cách cứng rắn thì cũng thường là người có ý chí sắt đá, người đó không chỉ cứng rắn trong khi làm một việc gì đó, mà luôn luôn tìm cách vượt mọi trở ngại để đạt được mục đích của mình. Đây cũng là một.cờ sở để người lãnh đạo giao nhiệm vụ cụ thể hay đề bạt những người dưới quyền vào các vị trí quản lí của tổ chức.

3. Ảnh hưởng của tính cách đến hoạt động thực tiễn của con người

Tính cách có ảnh hưởng và in dấu lên toàn bộ hành vi của cá nhân. Một người sôi nổi, năng động thì sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng. Một người có ý thức trách nhiệm và tinh thần kỉ luật kém thì khó thể hoàn thành công việc được giao một cách có chất lượng tốt. Một người hào hiệp, vị tha thì luôn sẵn sàng giúp đỡ và sống vì người khác...

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước về các đặc điểm tâm lí của các dân tộc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (2004 - 2005) chúng tôi đã phát hiện ra người Kinh ở hai khu vực này có nhiều nét tính cách tích cực, những nét tính cách này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của các gia đình người Kinh và sự phát triển kinh tế xã hội của hai khu vực này nói chung.

Người Kinh ở khu vực này được đánh giá cao ở các nét tính cách như khôn ngoan, nhanh nhẹn, giỏi giang, có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, cần cù chịu khó và tiết kiệm. Những phẩm chất này có thứ bậc cao nhất trong số các nét tính cách được khảo sát. Đây là những phẩm chất có thể đảm bảo cho cộng đồng dân cư này có khả năng tổ chức sản xuất và phát triển tốt kinh tế gia đình (Số liệu bảng 8).

Những phẩm chất tâm lí này là cơ sở để tạo nên năng lực sản xuất kinh doanh tốt và mức sống khá tốt của người Kinh ở Tây Nguyên.

Trong số các nét tính cách của người Kinh được các dân tộc Tây Nguyên đánh giá cao thì nét tính cách có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo được đánh giá cao nhất. Nét tính cách này được biểu hiện như sau:

Người Kinh khi di cư đến Tây Nguyên, đặc biệt là sau 1975 là những gia đình thuộc diện khó khăn, đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di cư tự do. Họ đến đây với một số vốn ít ỏi hoặc nhiều gia đình không có vấn ban đầu, nhưng với bản chất cần cù, chăm chỉ và cần kiệm, các hộ gia đình người Kinh tăng dần vốn tích luỹ của mình. Mặt khác, họ biết tính toán trong sản xuất Họ dùng số vấn ban đầu mua đất của các dân tộc bản địa để trồng cà phê. Số đất canh tác tăng lên hàng năm, điều đó cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập. Các gia đình người Kinh nhanh chóng tiếp thu được kĩ thuật chăm bón cà phê, cao su, đậu hồ tiêu. Phẩm chất này của người Kinh đã được hình thành qua các thời kì lịch sử của dân tộc.

Ngoài việc mua đất sản xuất, người Kinh đã nhanh chóng nhận ra hiệu quả của việc thu gom, mua hạt cà phê của gia đình các dân tộc để bán cho các công ti nhà nước. Hoạt động này đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người Kinh.

Bảng 8: Sự đánh giá về các nét tính cách của người Kinh ở Tây Nguyên

TT Các nét tính cách Đánh giá của các dân tộc

(%) Thứ bậc

1 Khôn ngoan 85.2 4

2 Nhanh nhẹn 88.9 3

3 Giỏi giang 91.0 1

4 Cần cù, chịu khó 79.8 5

5 Tết kiệm 79.6 6

6 Có ý chí vươn lên thoát

khỏi đói nghèo 91.0 1

7 Thật thà 24.8 8

8 Dễ gần 57.5 7

9 Rụt rè, e thẹn 10.7 9

Cùng với hoạt động sản xuất là hoạt động dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày của các dân tộc tại các buôn làng. Hoạt động này cũng đem lại hiệu quả cao, vì các các tổ chức thương nghiệp quốc doanh hầu như không hoạt động.

Một vấn đề cần được lí giải là: Nét tính cách có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo của người Kinh được hình thành như thế nào? Nghiên cứu các tài liệu ta thấy sự hình thành phẩm chất tâm lí này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của chúng ta.

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta thấy đất nước ta tuy có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí và tự nhiên, song chúng ta cũng luôn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là điều kiện thiên nhiên khí hậu khắc nghiệt (bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, giá rét, chiến tranh...), cùng với nền kinh tế tiểu nông với kĩ thuật lạc hậu, với tư duy nhỏ lẻ, manh mún là những yếu tố dẫn tới năng suất thấp, thu nhập thấp và đời sống khó khăn. Có thể nói người nông dân xưa luôn luôn phải đối mặt với đói nghèo, thiếu thơn và với bao khó khăn vất vả. Chính môi trường sống đầy khắc nghiệt đó đã hình thành nên ở con người Việt Nam một nét tính cách, một phẩm chất tâm lí: Đó là ý chí vươn lên để khắc phục khó khăn, để thoát khỏi đói nghèo. Khát vọng về một cuộc sống đầy đủ ấm no thể hiện rất rõ trong suy nghĩ và hành động của người dân Việt. Song trong một thời kì dài của lịch sử, khát vọng này bị kìm nén. Đó là tư tưởng xem nhẹ khoa học kĩ thuật (lấy kinh nghiệm làm chính) và tư tưởng Nho giáo đánh giá thấp hoạt động thương mại (Sĩ, Nông, Công, Thương), cùng với chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập thể đã không tạo điều kiện cho ý chí này có cơ hội phát triển. Từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế thì ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo có nhiều cơ hội và điều kiện để trở thành hiện thực.

Khi người Kinh di cư đến Tây Nguyên - mảnh đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt (nhất là trồng các cây công nghiệp) thì ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo có điều kiện bộc lộ và thể hiện, nhất là để thoát khỏi cuộc sống nghèo đói của các gia đình trước khi di cư đến mảnh đất cao nguyên này.

Môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt mà chúng ta phân tích ở trên cũng là một điều kiện quan trọng để hình thành phẩm chất cần cù, tiết kiệm của người Việt Nam. Từ lâu nhân dân ta đã có quan niệm "Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng". Người nông dân luôn luôn lo lắng đến sự mất mùa, đến những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Do vậy, trong suy nghĩ của họ tiết kiệm, chắt chiu là cần thiết trong cuộc sống. Khi di cư đến Tây Nguyên, điều kiện sản xuất thuận lợi, sản xuất của người Kinh càng ngày càng phát triển, thu nhập, mức sống tăng lên, nàng người Kinh vẫn giữ được đức tính tiết kiệm, cần cù. Họ cho đó như là một điều kiện cần thiết để có một cuộc sống tốt hơn, để thoát khỏi đói nghèo và vươn lên là giàu.

Về các nét tính cách của người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Người Kinh chiếm đa số ở khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, sang chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp là chính, có tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động này ở mức độ thấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 73 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)