Chương 4. Lộ trình ứng dụng chuyển mạch quang cho mạng viễn thông Việt Nam
4.3. Xây dựng lộ trình chuyển đổi ứng dụng chuyển mạnh quang cho mạng trục tổng công ty
4.3.1. Mục tiêu ứng dụng mạng chuyển mạch quang cho tổng công ty
a. Cấu hình hệ thống:
Cấu hình hệ thống WDM được triển khai với cơ chế bảo vệ SNCP ở lớp DXC/SDH trên từng Ring.
Cấu trúc của hệ thống bao gồm 5 vòng ring nối móc xích với nhau (hình )
Các điểm nối chéo, và xen/rẽ: Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Mê Thuật, Bình Dương, Cần Thơ.
Sử dụng các tuyến cáp đã và đang được triển khai như tuyến cáp quang trên quốc lộ 1A, tuyến cáp quang trên đường HCM
Trong tương lai kết hợp với các tuyến ngang Quy Nhơn - Pleiku, Phan Rang
Buôn Mê Thuật (qua Đà Lạt).
Do đó trạm BMT sẽ được lắp đặt thiết bị OPTera Connect DX. Vòng 4 có thể được chia ra làm hai vòng tại BMT khi cáp được giải phóng giữa PRG và BMT. Điều này đảm bảo độ bảo vệ an toàn cho vòng ring nội vùng. Khi đó cấu hình mạng bao gồm 5 vòng ring DWDM và 1 vòng TDM.
b. Cấu hình thiết bị:
Cấu hình thiết bị tại các trạm điển hình. Hệ thống thiết bị bao gồm 2 phần:
- Phần thiết bị truyền dẫn ghép kênh WDM sử dụng dòng thiết bị Optera LH 1600, bao gồm các module chính:
Module khuếch đại quang 2 tầng dải băng C, có thể ghép thêm module xen rẽ quang với bước sóng cố định F-OADM đặt ở giữa.
Hai module ghép kênh WDM, mỗi module có 10 bước sóng.
Module chuyển đổi bước sóng (WT) -transponder gồm 6 luồng 2.5G/s chuyển đổi bước sóng 1310nm sang bước sóng của hệ thống WDM
- Phần thiết bị đấu nối chéo/xen rẽ kênh
Chuyển mạch quang Grooming- Optera Connect DX (DXC-DX) có trang bị Module chuyển mạch DX140 - dung lượng 140G, các giao diện quang phía đường truyền là STM-16 và phía nhánh là STM-1 và STM-16.
Thiết bị truyền dẫn quang SDH thế hệ sau họ OM4000: OM4200, OM4150 và TN4T để xen rẽ xuống các luồng tốc độ thấp hơn như STM- 4, STM-1, 40Mbit/s và E1.
Dung lượng hệ thống: thiết kế cho 32 bước sóng x 2.5Gbt/s; bảo vệ 11 SNCP trên 2 tuyến QL.1A và 500KV/HCM. Hiện nay, dung lượng xen rẽ các luồng E1,E4, STM-1/4/16 sử dụng các thiết bị NG-SDH chiếm 4 bước sóng và 2 dành cho dự phòng.
Nhận xét:
Mạng DWDM đường trục WDM 20 Gbit/s Bắc Nam hiện nay của TCT đã được xây dựng trên nguyên tắc mạng OTN truyền thống, nghĩa là các chức năng hệ thống, thiết bị mạng đã đáp ứng yêu cầu của mạng OTN (theo các khuyến nghị liên quan đến mạng OTN của ITU-T).
Hiện tại dung lượng truyền dẫn mạng quang đường trục của Tổng công ty đáp ứng đủ yêu cầu lưu lượng của các loại hình dịch vụ viễn thông hiện tại.
Tuy nhiên với nhu cầu lưu lượng phát triển đến năm 2010 (kể cả về loại hình dịch vụ mới và cũ) thì dung lượng truyền dẫn đường trục cần phải được nâng cấp mở rộng hoặc phát triển thêm các hệ thống mới để đáp ứng nhu cầu lưu lượng của tương lai.
Với định hướng phát triển mạng truyền tải quang theo hướng NGN. Yêu cầu đặt ra đối với các dự án phát triển mạng truyền dẫn quang đường trục là phải lựa chọn được công nghệ truyền dẫn thích hợp, đảm bảo khả năng kết nối thống nhất giữa các tuyến , hệ thống. Các thiết bị chuyển mạch quang phải có các chức năng mềm trong việc quản lý kết nối (luồng, bước sóng) (khả năng xen /rẽ luồng hoặc bước sóng mềm dẻo, hỗ trợ kết nối, bảo vệ nhiều loại cấu hình Ring, Mesh tốc độ khác nhau), có khả năng cung cấp các giao diện kết nối với các hệ thống định tuyến/chuyển mạch thế hệ mới (ATM, IP, MPLS, Gigabit Ethernet….) [4].
Với hiện trạng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai, dự báo lộ trình ứng dụng của chuyển mạch quang cho mạng quang tổng công ty như sau:
Hình 4.4. Lộ trình ứng dụng chuyển mạch quang trong mạng tổng công ty Xu hướng công nghệ truyền tải và lộ trình ứng dụng cho mạng quang Tổng công ty
Mạng WDM điểm- điểm Ứng dụng CMQ: OADM
Mạng Ring WDM
Ứng dụng CMQ: OADM, CM Bảo vệ
Mạng định tuyến bước sóng tĩnh Ứng dụng CMQ: OADM, OXC, CM Bảo vệ
Mạng định tuyến bước sóng động Ứng dụng CMQ: OADM, OXC, CM Bảo vệ
Mạng chuyển mạch chùm quang Ứng dụng CMQ: OXC, CM Bảo vệ
Mạng chuyển mạch gói quang Ứng dụng CMQ: OXC, CM Bảo vệ
Thời gian 2010
2006 2015
Triển khai cho mạng trục và mạng vùng (nếu trong giai đoạn này các trung tâm vùng xây dựng mạng lõi WDM)
Triển khai cho mạng trục và mạng vùng
Triển khai cho mạng trục, mạng vùng, mạng truy nhập
Mục tiêu ứng dụng chuyển mạch quang cho tổng công ty
Xây dựng một mạng chuyển mạch quang cho mạng trục và 3 mạng vùng trung tâm: Hà nội, Đà nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Đối với mạng trục: thiết lập các chuyển mạch quang với mục tiêu theo topo mesh nhằm phục vụ cho truyền tải lưu lượng IP/MPLS trong mạng trục (hình 4.5), đồng thời sử dụng phương án đảm bảo việc bảo vệ phục hồi dựa trên các tuyến cáp quang quốc lộ 1A, tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh, tuyến cáp quang quang biển .
Hình 4.5. Mạng chuyển mạch quang mạng trục mục tiêu
Đối với mạng lõi vùng nâng cấp lên mạng WDM xây dựng các chuyển mạch quang theo topo ring hoặc mesh cho tất cả các nút truy nhập dịch vụ tại các tỉnh thành trong cả nước theo từng vùng
Hà nội
Đà nẵng
TP.HCM
Mạng vùng 1
Buôn Mê Thuật Vinh
Qui Nhơn
Mạng vùng 2 Mạng vùng 3
Cáp Quang biển
Cáp Quang QL 1A
Cáp Quang QL 1A
Cáp Quang biển
Cáp Quang Đg HCM
Cáp Quang Đg HCM
Cáp Quang Đg HCM Cáp Quang
biển
OXC DWDM
Mạng quang đường trục DWDM
Mạng lõi vùng
OXC DWDM
OXC DWDM
DWDM
OADM
OADM
Router SDH QNI
Router SDH HDG
OADM OADM
OADM
OADM OXC
OXC
OXC
Hình 4.6. Mạng chuyển mạch quang vùng/metro mục tiêu
Đối với mạng truy nhập áp dụng chuyển mạch quang cho topo ring cho mạng truy nhập quang sau khi mạng chuyển mạch quang vùng đã được xây dựng triển khai, mạng chuyển mạch quang trong mạng truy nhập sẽ cung cấp các dịch vụ thuê bước sóng, FTTx, Ethernet...
Mạng lõi vùng RPR
Ring truy nhập (RPR)
10 GbE
Khu A
Khu B Khu C
GbE
GbE EPON/GPON
GbE 10 GbE
OXC OADM
OXC
OADM OADM
OADM
OADM
Hình 4.7. Mạng chuyển mạch quang mạng truy nhập mục tiêu