Quyền không bị lạm dụng và bóc lột, và quyền không bị tra tấn, đối xử ác nghiệt, phi nhân bản,

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

6. Quyền sống trong cộng đồng

6.4. Quyền không bị lạm dụng và bóc lột, và quyền không bị tra tấn, đối xử ác nghiệt, phi nhân bản,

nhân bản, đối xử nhục mạ và trừng phạt

CRPD khẳng định dứt khoát rằng “không ai bị tra tấn hoặc đối xử ác nghiệt, phi nhân bản hoặc nhục mạ hoặc bị trừng phạt.”138 Công ước này cũng ủy quyền là những quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp để “ngăn ngừa việc NKT, trên cơ sở bình đẳng, bị tra tấn đối xử ác nghiệt, phi nhân bản hoặc nhục mạ hoặc trừng phạt.”139 Thông tín viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về điều tra tra tấn đã nêu rằng một số tập quán y tế nhất định có thể cấu thành tra tấn, như là (i) thí nghiệm khoa học và y học và (ii) can thiệp y tế, như là nạo phá thai và triệt sản, liệu pháp sốc điện, can thiệp tâm thần cưỡng bức, bắt cam kết vào các trại tâm thần không tự nguyện.140 Ông cũng lưu ý rằng tập quán sử dụng kiểu cấm đoán về lý tính lâu dài đối với trẻ em trong các trại tế bần cũng cấu thành một hình thức “điều trị tồi tệ hoặc tra tấn.”141 Những nguyên tắc của Liên hiệp quốc bảo vệ người bệnh tâm thần đã cho những hướng dẫn chi tiết về quy trình bảo vệ cần thiết nhằm bảo đảm rằng những người bị nhốt cách ly không bị lạm dụng.142

CRPD yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để “bảo vệ NKT chống lại tất cả những hình thức bóc lột, bạo lực và lạm dụng, kể cả những vai trò dựa vào giới tính của họ.”143 Hơn thế nữa, các quốc gia thành viên còn phải thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp để phòng ngừa những hình thức hỗ trợ giúp đỡ nhạy cảm về giới tính và lứa tuổi đối với NKT và gia đình của họ và những người chăm sóc. Thông tín viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tra tấn144 và Thông tín viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền được chăm sóc sức khỏe145 cả hai người đều chỉ ra rằng những cá nhân khuyết tật đặc biệt bị rủi ro lạm dụng khi họ ở những vị trí không có quyền lực điển hình thấy được khi họ bị giữ trong các trại nội trú. Vì trẻ em và người lớn khuyết tật trong các trại dễ bị tổn thương hơn, quyền được bảo vệ của họ không bị lạm dụng và bóc lột phải được bảo vệ đầy đủ.

Phòng ngừa lạm dụng và đối xử tàn tệ đối với trẻ em và người lớn khuyết tật cần phải là một ưu tiên trong thực tế là trẻ em và người lớn khuyết tật trong các trại đặc biệt dễ bị tổn thương. Như vậy, hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Công dân phải được thừa hưởng những yêu cầu không được xâm phạm về thân thể và được luật pháp bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, danh dự và phẩm giá. Nghiêm cấm sử dụng những hình thức quấy rối, ép buộc, tra tấn, xâm phạm danh dự, phẩm giá của công dân.”146 Việt Nam có những luật trong nước bảo vệ trẻ em không bị lạm dụng và bóc lột,147 và Dự thảo Luật Người khuyết tật chứa đựng

138 CRPD, 22-10-2007, điều 15(1). 139 Như trên tại Điều 15(2).

140 Đề cao và bảo vệ nhân quyền: Tra tấn và đối xử ác nghiệt, phi nhân tính và nhục mạ hoặc trừng phạt: Ghi chú của Tổng thư ký LHQ G.A.O.R. 63 Sess., Item 67(a), at para. 58-65, U.N. Doc. A/63/175 (2008).

141 Như trên khổ đoạn. 55.

142 G.A. Res. 46/119, U.N. GAOR, Nguyên lý bảo vệ người thiểu năng thần kinh, phiên họp lần thứ 75,bản in 11(11), tài liệu LHQ. A/RES/46/119 (1991).

143 CRPD, 22-10-2007, điều 16(a).

144 Tra tấn và đối xử ác nghiệt, phi nhân tính và nhục mạ hoặc trừng phạt:, tài liệu LHQ. A/63/175 (2008), như đã trích dẫn chú giải 140, khổ đoạn 50 .

145 Báo cáo của Thông tín viên đặc biệt về quyền của mọi người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được của sức khỏe thể chất và tinh thần, Hội đồng kinh tế và xã hội LHQ chương, mục 10, khổ đoạn 8, tài liệu LHQ E/ CN.4/2005/51 (2005).

146 Hiến pháp Việt Nam. (1992), điều 71.

147 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em bảo vệ trẻ em chống các kiểu lạm dụng, tắc trách, và bóc lột. Thêm vào đó, Nghị định Chính phủ số 114//2006/ND-CP gồm quy định xử phạt vi phạm và lạm dụng trẻ em, phạt tiền và truy tố hình sự những ai vi phạm. Năm 1999, chính phủ cũng ban hành Luật xử phạt, ngăn cấm một số tội chống lại trẻ em. Mới đây hơn, chương trình quốc gia Hành động vì trẻ em Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2010, được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 23/2001/QD-TTg ngày 26/02/2001, đề ra “những mục tiêu cụ thể bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn xã hội, phòng ngừa bạo lực chống lại trẻ em, chống phân biệt đối xử chống trẻ em, phòng ngừa thương tích trẻ em, đề cao xúc tiến chăm sóc trẻ em khuyết tật.”

những điều khoản bảo vệ NKR không bị lạm dụng do phân biệt đối xử.148 Việt Nam cũng đã phê chuẩn một vài công ước quốc tế bảo vệ quyền của trẻ em chống lạm dụng, bạo lực và bóc lột.149

Thế nhưng bất chấp có vô số luật nghiêm cấm lạm dụng, không có văn bản luật nào của Việt Nam đặc biệt bảo vệ TKT khỏi lạm dụng, đối xử tàn tệ, bạo lực và bóc lột đặc biệt trong bối cảnh sống nội trú và trong các trung tâm chăm sóc tập trung. Điều 13 của Dự thảo Luật Người khuyết tật nên gồm có một điều khoản mới đặc biệt nghiêm cấm cách cư xử như vậy, và tất cả những Luật liên quan khác nêu ở trên cũng cần phải được điều chỉnh để áp dụng đặc biệt cho TKT. những biện pháp cũng cần phải được thi hành để tăng cường quyền không bị lạm dụng và bóc lột bằng cách xây dựng những dịch vụ bảo vệ trẻ em. Điều này nghĩa là dịch vụ bảo vệ trẻ em nên được thiết lập cho phép người dân báo cáo những vụ lạm dụng, những vụ lạm dụng cần phải được điều tra, và phải có phản ứng tức thì để chấm dứt lạm dụng. Các cán bộ bảo trợ xã hội phải được đào tạo để xử lý những báo cáo và để tự mình báo cáo những tình huống lạm dụng như vậy. Để tìm hiểu thêm thông tin về bảo trợ trẻ em, xem thêm mục 12.7.1 của bản báo cáo này có tiêu đề Thiết lập một hệ thống bảo trợ trẻ em.

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)