Thực trạng phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh tại thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 91)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thực trạng phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh tại thành phố Bắc Ninh

4.2.1.1 Định mức sản xuất nước

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch là mức hao phí cần thiết về nguyên liệu, vật liệu, điện năng, lao động, môi trường để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nước sạch theo quy trình công nghệ sản xuất nước sạch.

Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch được xác lập cho các công việc trong quá trình sản xuất từ công đoạn thu nước (thu từ nguồn nước ngầm, thu từ nguồn nước mặt) đến công đoạn cung cấp nước sạch từ đồng hồ tổng sau nhà máy sản xuất. Các hao phí cho công tác bảo vệ nguồn nước, sơ lắng trạm bơm (đối với nước mặt nếu có); quản lý hệ thống truyền dẫn nước sạch, quản lý khách hàng, sửa chữa máy móc, thiết bị trong dây truyền sản xuất không quy định trong định mức này.

- Định mức khấu hao nhà xưởng, giêng khoan, hệ thống điện, đường ống, dàn mưa, các hệ thống khác và định mức khấu hao máy, thiết bị trong dây truyền sản xuất cung cấp nước sạch theo quy định của Bộ Tài Chính.

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch được xác lập trên các căn cứ sau:

Quy trinh cộng nghệ sản xuất và cung cấp nước sạch phù hợp với nguồn nước khai thác (nước mặt, nước ngầm) được áp dụng phổ biến hiện nay tại các địa phương. Các tài liệu thống kê của các địa phương về quá trình sản xuất, vận hành hệ thống cung cấp nước sạch theo công trình cộng nghệ nói trên.

Tình hình tổ chức sản xuất áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 tế sản xuất cung cấp nước sạch tại các địa phương hiện nay.

Tiêu chuẩn TCVN 5942 ban hành theo quyết định số 229/QĐ –TĐC ngày 25 tháng 3 năm 1995 của bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt để sản xuất nươc sạch).

Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT ngày 18/4/2002 của bộ trưởng bộ y tế (Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch.và và vệ sinh môi trường.

Nội dung định mức dự toán sản xuất nước sạch:

- Định mức hao phí nguyên vật liệu: là số lượng các nguyên liệu hóa, chất cần thiết để sản xuất một đơn vị khối lượng nước sạch.

- Định mức hao phí điện năng: là số lượng điện năng cần thiết để sản xuất một đơn vị khối lượng nước sạch

- Định mức hao phí nhân công: Là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị khối lượng nước sạch (bao gồm công nhân vận hành hệ thống máy thiết bị và công nhân trực tiếp tham gia sản xuất)

- Định mức chi phí giám sát chất lượng nước: Là chi phí xét nhiệm nước hàng tháng do Bộ Y tế quy định.

Kết cấu của định mức dự toán:

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch gồm 02 bảng mức được trình bày theo quy trình công nghệ sản xuất nước sạch (từ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt). Mỗi định mức gồm: Thành phần công việc, trị số mức, yêu cầu kỹ thuật và đơn vị tính phù hợp.

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch là căn cứ để xác định giá thành sản xuất nước sạch. Trường hợp công tác sản xuất nước sạch của địa phương có đặc thù riêng về chất lượng nguồn nước xử lý, vị trí nguồn nước, điều kiện địa hình, công nghệ sản xuất nước sạch….không có trong quy định hoặc không phù hợp với tập định mức này thì các địa phương căn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 cứ vào phương pháp xây dựng định mức để xác lập định mức và báo cáo Bộ Xây Dựng ban hành áp dụng riêng cho phù hợp với điều kiện thực tế công tác sản xuất nước sạch ở địa phương.

* Quy trình sản xuất nước sạch a/Vận hành giêng khoan: (trạm bơm I)

- Theo dõi hệ thống điện

- Theo dõi mực nước động tĩnh trong giêng - Theo dõi hàm lượng cát trong nước ngầm

- Các thông số kỹ thuật theo bơm (Lưu lượng áp lực, cường độ dòng điện, điện áp...)

- Vận hành bơm theo các thông số kỹ thuật trong quá trình làm việc -Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ)

- làm vệ sinh máy bơm, động cơ

Vệ sinh khu vực trạm bơm, mương thu Ghi chép các thông số kỹ thuật

Giao, nhận ca

b/ Vận hành dàn mưa, bể lắng

Vận hành các van để dàn mưa, bể lắng hoạt động

Theo dõi chế độ làm việc của dàn mưa, bể lắng (hệ thống phun mưa, mực nước bể lắng, sự ổn định trong bể, dòng chảy.

Xả bể lắng theo chu kỳ

Làm vệ sinh dàn mưa, bể lắng (Vệ sinh nhỏ hàng ngày) Kiểm tra thường xuyên các thiết bị khác (van, hệ thống ống) c/ Vận hành bể lọc

- Vận hành đóng mở van theo quy trình bao gồm đóng mở van bể lọc làm việc xả lọc theo chu kỳ (24 giờ/lần

-Làm vệ sinh bể lọc: sàn, máng thu và hệ thống điều khiển, van nước, van khí, hệ thống ống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 - Theo dõi hoạt động của bể lọc

Ghi sổ diễn biến các sự việc xảy ra d/ Vận hành bể chứa

Theo dõi mức nước trong bể chứa, lượng cặn tích trong bể, các sự cố xảy ra; rò rỉ…

Vệ sinh thau rử bể chứa định kỳ

e/ Vận hành nhà hóa chất (Pha trộn vôi, pha phèn)

Tiếp nhận chế độ chi tiêu hóa chất theo yêu cầu của phòng thí nghiệm Vận hành các thiết bị cân, pha hóa chất

Vận hành máy khuấy, máy bơm định lượng

Theo dõi chế độ làm việc của máy khuấy, máy bơm định lượng theo yêu cầu kỹ thuật(lưu lượng, áp lực vòng quay, cường độ dòng điện, đienj thế, các trạng thái làm việc của máy khuấy, máy bơm.

Ghi số các diễn biến xảy ra.

g/ Vận hành trạm clo

Vận hành máy châm clo, bơm nước hòa trộn theo yêu cầu Kiểm tra nồng độ clo trong không khí

Làm vệ sinh thiết bị bình chứa, thiết bị trong công nghiệp Kiểm tra nồng độ clo dư tại bể chứa theo yêu cầu

Kiểm tra hệ thồng bảo hiểm, dàn phun máy bơm, mặt nạ Ghi chép các thông số kỹ thuật theo yêu càu

h/ Vận hành phòng thí nghiệm

Láy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước sau xử lý mỗi ngày một lần Các mẫu lấy một ca mỗi lần(PH, độ đục)

Kiểm tra phèn, vôi hàng ngày để xác định lượng phèn, vôi cần thiết Kiểm tra phân tích các thông số chất lượng nước theo yêu cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 i/ Vận hành hệ thống lắng bùn

Tiếp nhận nước xả bể lắng, bể lọc

Vận hành máy bơm nước sau khi lắng cặn theo yêu cầu làm việc vận chuyển bùn cặn lên sân phơi và chuyển đi

Vận hành máy bơm bùn theo yêu cầu làm việc k/Vệ sinh trạm xử lý

Quét dọn vệ sinh trong trạm xử lý sạch sẽ

Căn cứ định mức ban hành theo quyết định số 14/QĐ-BXD, ngày 14 tháng 5 năn 2004 của Bộ Xây Dựng thì: Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và áp lực nước sau đồng hồ tổng đảm bảo theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Bảng 4.2 Bảng định mức nước ngầm

Mã hiệu

Tên công

việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Công suất trạm xử lý nước nhà máy (m3/ngày đêm)

≤1.000 ≤5.000 ≤10.000 ≤20.000 ≤30.000 ≤50.000 ≤100.000 ≤300.000 NS1.01.00 Sản xuất

nước sạch từ nguồn nước ngầm

Nguyên vật liệu

- Vôi

- Phèn nhôm

(hoặc Phèn Polime) - Clo(hoặc Giaven) -Vật liệu khác Nhân công:

Cấp bậc thợ bình quân 4/7

Điện năng

Kg Kg (Kg)

Kg (Kg)

% công

KW

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0056

0,51

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0047

0,49

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0035

0,44

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0027

0,41

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0022

0,38

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0015

0,36

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,001

0,35

0,0017 0,003 (0,0008) 0,001 (0,011) 7 0,0009

0,33 (Nguồn Bộ xây dựng năm 2004) Ghi chú

Định mức nước quy định tại bảng trên tương ứng với chất lượng nguồn nước ngầm để xử lý và nước sạch sau xử lý.

Hao phí điện năng quy định tại bảng mức trên tương ứng vơi các điều kiện sau:

Khoảng cách bình quân từ công trình thu nước đến khu xử lý nước = 3.500m Cao độ bình quân giữa công trình thu nước và khu xử lý nước = 55m

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 4.2.1.2 Sản lượng nước sản xuất tại thành phố của Công ty

Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh có thời gian hoạt động 17 năm. Qua nhiều lần cải tạo và nâng cấp công suất thiết kế, hiện nay sản lượng sản xuất của Công ty vẫn ổn định và có kết quả tốt. Sản lượng nước sản xuất bình quân một ngày đêm của công ty tăng qua các năm (bảng 4.3).

Bảng 4.3 Sản lượng nước bình quân một ngày đêm của nhà máy nước Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Năm

Sản lượng nước theo thiết kế (m3/ngày đêm)

Sản lượng nước SX bình quân (m3/ngày đêm)

Tăng giảm so với thiết kế (%) (m3)

Năm 2010 20.000 16.000 80,00 -4.000

Năm 2011 20.000 17.500 87,50 -2.500

Năm 2012 23.500 19.000 80,85 -4.500

Năm 2013 23.500 19.500 82,98 -4.000

(Nguồn Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BN)

Hiện nay, sản lượng sản xuất nước toàn Công ty phục vụ được cho khoảng 32.567 hộ với dân số 146.551 khách hàng trong khu vực được cấp nước. Khả năng cung cấp nước vào mọi thời điểm của Công ty cũng rất lớn, không bị hạn chế về áp lực nước hay công suất sản xuất. Nhưng căn cứ vào sản lượng sản xuất của nhà máy, thì sản lượng sản xuất nước của nhà máy vẫn thấp, chưa đạt yêu cầu thiết kế. Lý do sản lượng nước sản xuất ra phải cân đối tỷ lệ nước tiêu thụ, mức tiêu thụ thấp thì sản lượng nước sản xuất ra cũng thấp theo, tránh lãng phí chi phí, nguồn nước. Tốc độ phát triển khách hàng chưa phù hợp với công suất thiết kế. Năm 2010 công suất thiết kế nhà máy là 20.000m3/ngàyđêm nhưng sản xuất bình quân trong năm 16.000 m3/ngàyđêm chiếm 80% sản lượng theo thiết kế. Đến năm 2013 công suất kế của nhà máy 23.500 m3/ngàyđêm nhưng sản xuất bình quân trong năm 19.500 m3/ngày đêm chiếm 83%. Tại thành phố Bắc Ninh trữ lượng nước ngầm đang trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 tình trạng bị suy thoái cho nên năm 2012 đến nay công ty khai thác các giếng khoan phải cầm chừng mà dùng nước sạch từ các nguồn của nhà máy nước Quế võ và nhà máy nước thị trấn Lim Tiên Du để phục vụ khách hàng trên thành phố.

Bảng 4.4 Sản lượng thực tế của công ty qua các năm Chỉ tiêu

Năm

Sản lượng nước bình quân (m3/ngày đêm)

Sản lượng nước bình quân năm

(m3)

So sánh sản lượng nước tăng theo

năm (%) Năm 2010 16.000 5.840.000 100 Năm 2011 17.500 6.387.500 109 Năm 2012 19.000 6.935.000 108 Năm 2013 19.500 7.117.500 103 (Nguồn Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BN)

Từ bảng 4.4 ta thấy sản lượng nước sản xuất ngày càng tăng. Năm 2011 lượng nước sản xuất là 6.387.500 m3/ năm tăng 109% so với năm 2010. Năm 2012 sản lượng nước sản xuất là 6.935.000 m3/ năm tăng 108% so với năm 2011 và năm 2013 sản lượng nước sản xuất 7.117.500 m3/ năm tăng 103% so với năm 2012. Việc tăng sản lượng nước các năm không chỉ tăng về số hộ mà còn tăng về số lượng dùng nước trong hộ.

4.2.2 Thc trng lượng nước tht thoát

Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thất thoát nước như: lắp đặt thêm đồng hồ tổng để kiểm soát sản lượng, sửa chữa kịp thời các điểm nước bị bục vỡ, rò rỉ, mua máy nghe rò rỉ, phân vùng tách mạng..., nhưng với tỷ lệ thất thoát nước ở thời điểm nghiên cứu năm 2013 vẫn ở mức 20%, điều đó là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh nước tốt hơn nữa thì Công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục, hạn chế tỷ lệ thất thoát ở mức thấp nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

0 500 1000 1500 2000 2500

2010 2011 2012 2013

SLN thất thoát

Hình 4.1 Biểu đồ sản lương nước thất thoát của công ty theo từng năm 2010-2013 (ĐVT: 1.000 m3)

Từ biểu đồ tỷ lệ nước thất thoát ở trên ta tính ra sản lượng nước thất thoát của từng năm.

Bảng 4.5 Sản lượng nước thất thoát của công ty qua các năm Chỉ tiêu

Năm

Sản lượng nước bình quân (m3/năm)

Tỷ lệ thất thoát nước (%)

Sản lượng nước thất thoát (m3/năm)

Năm 2010 5.840.000 22 1.284.800

Năm 2011 6.387.500 21 1.341.375

Năm 2012 6.935.000 20 1.387.000

Năm 2013 7.117.500 20 1.423.500

(Nguồn Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BN)

* Nhận xét: Tỷ lệ thất thoát nước của công ty qua các năm có giảm đi nhưng với tỷ lệ này còn khá cao vì các nguyên nhân sau.

* Phân tích nguyên nhân:

- Do hệ thống đường ống cấp nước của Công ty:

+/ Do đường ống (chủ yếu là ống kẽm) đi ngầm trong đất nên các khớp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 nối bị ô xi hóa ăn mòn cho nên bị rò rỉ rất nhiều khó phát hiện ra nên thất thoát 1 lượng nước ngấm vào trong đất.

+/ Do lượng nước sử dụng để súc xả, rửa đường ống nước.

+/ Do thi công, đấu nối, sửa chữa đường ống.

- Do năng lực quản lý của Công ty:

+/ Sử dụng lao động không có kinh nghiệm.

+/ Không tìm hiểu, nghiên cứu về mạng lưới cấp nước thường xuyên và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp xử lý.

- Do ý thức người lao động trong Công ty: Nhân viên chưa có tinh thần chống thất thoát nước, do nhân viên ghi đọc không tìm hiểu những bất thường trong quá trình ghi đọc chỉ số đồng hồ hoặc thông đồng với khách hàng...

- Do chính khách hàng sử dụng nước: bằng hành vi lấy trộm như dùng nước không qua đồng hồ, vặn nước để chảy nhỏ giọt khiến đồng hồ không quay được.

4.2.3 Thc trng tiêu th nước sch ca công ty trên địa bàn thành ph 4.2.3.1 Khách hàng của công ty

- Thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh: Theo thống kê sơ bộ năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, thì thu nhập bình quân của người dân tỉnh Bắc Ninh là: 2.501.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành phố là 3.369.200 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn thấp hơn chỉ khoảng:

1.428.200 đồng/người/tháng. Với mức thu nhập này, người dân còn phải chi trả nhiều khoản cho cuộc sống và để tích luỹ. Vì vậy có nhiều người không ưu tiên chi trả cho việc sử dụng nước sạch.

- Nhận thức của khách hàng: Bên cạnh khả năng chi trả tiền mua nước sạch của một số người dân thành phố, thì vấn đề nhận thức cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giảm sản lượng nước tiêu thụ của Công ty. Vì vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, tăng số khách hàng sử dụng nước sạch, tăng chỉ tiêu nước cho từng hộ khách hàng, thì công việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 ưu tiên hàng đầu của Công ty là việc nghiên cứu khách hàng, tuyên truyền, vận động về ích lợi của việc sử dụng nước sạch và mức giá bán cho đối tượng này phải hợp lý, thấp hơn các đối tượng sử dụng nước khác.

- Nhu cầu của khách hàng: Phụ thuộc vào thu nhập, nhận thức và tâm lý tiêu dùng.

- Năm 2013, Công ty đang có một lượng khách hàng khoảng 32.567 hộ, trong đó bao gồm các đối tượng sử dụng sau:

+ Sản xuất vật chất: 250 đơn vị + Kinh doanh dịch vụ: 450 đơn vị + Phục vụ công cộng: 5 đơn vị hành chính sự nghiệp: 575 đơn vị + Sinh hoạt hộ dân cư: 31.287 hộ

Bảng 4.6 Tỷ lệ hộ dân tiêu thụ nước sạch của công ty tại thành phố Bắc Ninh năm 2011 - 2013

Năm Tổng dân số*

(hộ)

Số dân cư được sử dụng nước (hộ)

Tỷ lệ hộ dân cư được cấp nước (%)

Năm 2011 42.449 28.152 66

Năm 2012 44.666 30.349 67

Năm 2013 47.095 32.567 69

(Nguồn: * Niên giám thống kê BN 2012 và Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BN) Theo bảng 4.6 trên như vậy, ở khu vực thành phố Bắc Ninh mà Công ty đang bán sản phẩm thì số hộ dân cư sử dụng nước năm 2013 mới chỉ chiếm trên 69%. Năm 2012 là 67% và năm 2011 chiếm 66%. Vậy nguồn khách hàng tiềm năng mà Công ty có thể tiếp thị bán sản phẩm nước sạch trong những năm tới còn cao, vấn đề còn lại là phụ thuộc vào Công ty có tận dụng được cơ hội của mình để phát triển hay không?.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Bảng 4.7 Lượng khách hàng đang sử dụng nước sạch của Công ty

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

I Khách hàng Hộ 28.152 30.349 32.567

1 Sản xuất vật chất Hộ 197 219 250

2 Kinh doanh dịch vụ Hộ 415 443 450

3 Phục vụ công cộng Hộ 3 3 5

4 hành chính sự nghiệp Hộ 520 563 575

5 Sinh hoạt hộ dân cư Hộ 27.017 29.122 31.287

II Sản lượng tiêu thụ m3/năm 5.046.125 5.548.000 5.694.000 1 Sản xuất vật chất m3/năm 201.845 221.920 227.760 2 Kinh doanh dịch vụ m3/năm 302.768 277.400 341.640 3 Phục vụ công cộng m3/năm 50.461 55.480 56.940 4 Hành chính sự nghiệp m3/năm 706.458 832.200 854.100 5 Sinh hoạt dân cư m3/năm 3.784.594 4.161.000 4.213.560 (Nguồn Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh)

Theo bảng 4.7 thì số khách hàng sử dụng nước ngày càng tăng từ 28.152 khách hàng năm 2011 đến 2013 tăng là 32.567 khách hàng chiếm 116%. Đối tượng khách hàng tăng lớn nhất là sinh hoạt hộ dân cư năm 2011 là 27.017 khách hàng đến năm 2013 là 31.287 khách hàng tăng 4.270 khách hàng. Sản lượng tiêu thụ nước cũng ngày càng tăng năm 2011 là 5.046.125 m3/năm đến năm 2013 là 5.694.000 m3/năm chiếm 113%. Nhìn chung các đối tượng sử dụng nước đều tăng.

- Mức độ đạt được (m3/hộ khách hàng là dân cư): với 31.287 hộ, và sản lượng nước tiêu thụ năm 2013 của đối tượng này là: 4.213.560 m3 nước sạch.

Chia theo lượng bình quân hộ dân sử dụng thì đạt: 135 m3/hộ/năm. Bình quân mỗi tháng 1 hộ sử dụng 11,22m3 nước sạch/tháng. Nếu tính cả khu vực thành phố Bắc Ninh, bình quân 4 người/hộ gia đình, thì mức sử dụng nước của một người/ngày là: 93,5 lít/ngày. Mức sử dụng này còn thấp so với tiêu chuẩn đề

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)