Kết quả so sánh các nhóm PC theo thông số trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 76 - 78)

Bảng 2.6 thể hiện sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ cần thiết của các PCTL dựa trên sự đánh giá của CVNS theo từng trình độ được đào tạo.

 Thứ bậc đánh giá mức độ cần thiết các nhóm PC của 3 nhóm khách thể có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học tương ứng với toàn mẫu.

 Riêng nhóm CVNS có trình độ THCN đánh giá theo thứ bậc ưu tiên như sau: nhóm PC Đạo đức (2/3); nhóm PC Trí tuệ - Năng lực (3/3); nhóm PC Ý chí – Tính cách (1/3).

Bảng 2.6: So sánh các nhóm PC theo thông số trình độ đào tạo

Nhóm PCTL

Trình độ đào tạo Đạo đức Trí tuệ - năng lực Ý chí – tính cách

THCN TB 3,30 3,17 3,55 Thứ bậc 2 3 1 Cao đẳng TB 3,19 3,45 3,72 Thứ bậc 3 2 1 Đại học TB 3,41 3,53 4,02 Thứ bậc 3 2 1 Sau Đại học TB 3,33 3,85 4,23 Thứ bậc 3 2 1 Tổng TB 3,31 3,50 3,88 Thứ bậc 3 2 1

Như vậy, có sự đánh giá khác nhau về thứ bậc ưu tiên giữa các nhóm khách thể khác nhau về trình độ được đào tạo.

Qua xử lý thống kê, cho ra kết quả thể hiện ở bảng 2.7: có sự khác biệt ý nghĩa trong nhóm PC thuộc về Trí tuệ - Năng lực. Tuy nhiên, mức khác biệt ý nghĩa trong nhóm này với P = 0,034 là mức ý nghĩa không cao.

Bảng 2.7: Ý nghĩa khác biệt giữa các nhóm PC theo thông số trình độ được đào tạo

STT Nội dung P Kết luận

1 Nhóm PCTL thuộc về Đạo đức 0,500 KKB

2 Nhóm PCTL thuộc về Trí tuệ - năng lực 0,034 KBYN

3 Nhóm PCTL thuộc về Ý chí – Tính cách 0,064 KKB

Tại Việt Nam, nghề nhân sự có nhu cầu rất lớn nhưng chất lượng nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhân viên hành chính, văn phòng, tổ chức thì nhiều nhưng người làm nhân sự chuyên nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng. Điều này cho thấy, để làm tốt công tác nhân sự thì CVNS phải thật sự chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp thể hiện qua năng lực làm việc, cụ thể là yêu cầu về những PCTL về mặt Trí tuệ - Năng lực.

Trên thực tế, người làm nhân sự luôn phải trau dồi cho mình một cơ sở kiến thức khá rộng như biết về lĩnh vực họat động của tổ chức, hiểu rõ các chức năng, hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, đồng thời nắm rõ tình hình thị trường, nhất là trong lĩnh vực hoạt động của tổ chức mình.

Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, CVNS còn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Mọi người thường trông đợi người làm nhân sự là người có thể chia sẻ, tư vấn giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc. Nếu một người không có khả năng giao tiếp tốt, “nghĩ sao nói vậy”, có lẽ ngành nhân sự không phải là nơi người ấy có thể phát triển.

Ngoài kỹ năng ra, để làm được “người của mọi người”, một điều rất cần thiết nữa là CVNS cần trau dồi kinh nghiệm sống cho mình thì mới có thể ứng xử được

thành công trong các tình huống nhạy cảm và phức tạp có thể nảy sinh trong tổ chức của mình liên quan đến lĩnh vực con người.

Ngoài ra, một chìa khóa nữa để một người hoạt động trong lĩnh vực nhân sự đi tới thành công trong nghề nghiệp là khả năng đánh giá, cảm nhận về con người và sự suy xét thận trọng.

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)