Về khả năng tham gia vào các thành phần câu

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 53 - 59)

Trong hoạt động ngôn ngữ, thao tác lựa chọn liên quan đến vốn ngôn ngữ vận dụng năng lực liên tƣởng để cung cấp cho sụ lựa chọn những đợn vị ngôn ngữ cần thiết, văn xuôi, thơ ca hay nói viết đều phải tuân theo nguyên tắc chung là lựa chọn và kết hợp. Việc lựa chọn từ ngữ, cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ để tạo nên câu, đoạn văn hay văn bản để truyền đạt một thông điệp nào đó thể hiện rất rõ năng lực ngôn ngữ của mỗi cá nhân, nhất là đối với các tác giả sáng tác văn chƣơng nghệ thuật. Trong ca dao về tình yêu đôi lứa, kết quả của những thao tác lựa chọn và kết hợp là những bài ca dao phản ánh đời sống tình cảm, nhận thức của nhân vật trữ tình, tƣ duy nghệ thuật của tác giả bình dân.

Vì ca dao có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức độc đáo nên trong mỗi bài ca dao, dù ngắn hay dài đều là một thể thống nhất hoàn chỉnh, một thông báo nghệ thuật hoàn chỉnh, hƣớng tới một chủ thể xác định. Mỗi bài ca dao biểu hiện một sự liên kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các yếu tố trực tiếp cấu thành câu ca dao. Qua khảo sát, chúng tôi thấy từ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa có khả năng giữ nhiều vai trò, chức vụ khác nhau trong câu.

2.2.3.1. Về khả năng làm thành phần nòng cốt câu a. Chủ ngữ

Trong Ca dao về tình yêu đôi lứa, từ chỉ thời gian giữ chức vụ chủ ngữ có cấu tạo là một từ, một cụm từ.

Khi chủ ngữ là từ:

Đôi ta như chim từ qui

Trông xuân rồi lại đợi hè

Thu qua không thấy, đông về cũng không

Ngày giang nắng, tối dầm sương Vì mình lao khổ, mình thương chăng mình?

Chủ ngữ là cụm từ (cụm chính phụ và cụm đẳng lập) Ai về ai ở lại đây

Chiều hôm vắng vẻ sớm mai lạnh lùng

Tháng giêng là tiết gió bay

Tháng hai gió mát, trăng bay vào đèn

Tháng ba gió đưa nước lên

Tháng tư gió đánh cho mềm ngọn cây

Tháng năm là tiết gió tây

Tháng sáu gió mát cấy cày tính sao...

Ba trăng là mấy mươi hôm

Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau Rượu ngon chắt để bàn thờ

Ba bốn năm không lạt, sao giờ lạt đi

Đêm năm canh mơ màng tưởng tượng

Ngày sáu khắc nhớ bạn muốn tầm

Chủ ngữ là các từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa chiếm số lƣợng khá nhiều trong các kiểu kết hợp. Các tác giả dân gian đã lựa chọn các

từ ngữ chỉ thời gian vừa để tái hiện dòng thời gian khách quan, vừa làm cái cớ, làm nhịp cầu để bày tỏ tâm tƣ tình cảm của ngƣời bình dân.

Thời gian là một khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tƣợng. Trong câu, cùng với không gian, thời gian thƣờng xuất hiện để giới hạn, hạn định một thời điểm nhất định để con ngƣời, nhân vật hoạt động trong đó. Trật tự kết hợp nhƣ trên tạo nên nét mới mẻ cũng nhƣ làm nổi bật nét riêng của từng thời gian xuất hiện trong ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng và ca dao nói chung.

b. Vị ngữ

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu. Vị ngữ thƣờng nêu lên hành động, tính chất, tình trạng của chủ ngữ đƣợc biểu hiện phong phú về từ loại, cấu trúc. Vị ngữ thƣờng do động từ, tính từ… đảm nhận, vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ.

Vị ngữ là từ, cụm từ:

Chơi xuân kẻo nỡ quá thì Xuân qua ngoảnh lại, còn gì là xuân

Chị Sáu ơi! Trong cõi trần Chữ xuân chỉ có một lần mà thôi

Kể từ bạn với trúc mai Xuân qua, hè lại đã vài ba năm

Ba trăng là mấy mươi hôm

Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau Một năm là mấy tháng xuân

Một ngày mấy giờ dần hỡi ai…

Đêm đêm hướng dải Ngân Hà

Hôm ba mươi là ngày tháng chạp

Hôm mồng mộtngày tháng giêng

Hôm nay mười bốn, mai rằm

Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ

Ở vị trí vị ngữ, yếu tố thời gian trở thành đối tƣợng để tác giả dân gian thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ về thời gian nhƣng sâu sa chính là thể hiện cảm nhận, suy nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ, sự chờ đợi…

2.2.3.2. Về khả năng làm thành phần phụ trong câu

Trong câu, ngoài hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ, còn có thành phần phụ. Các thành phần phụ có tính độc lập tƣơng đối trong câu, không phụ thuộc ngữ pháp vào một thành tố nào của nòng cốt chính của câu, bổ sung ý nghĩa cho cả câu… Nó bổ sung ý nghĩa cho cả câu, ý nghĩa mà thành phần phụ biểu thị thƣờng là thời gian, nơi chốn, mục đích, phƣơng tiện cách thức, điều kiện… Từ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa có thể đảm nhiệm vai trò của trạng ngữ, đề ngữ.

a. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thƣờng nêu lên ngữ cảnh, khung cảnh về không gian để làm rõ thêm cho nội dung thông báo, những ẩn dụ ngữ nghĩa trong câu. Trạng ngữ là thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu ( Cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Trong thực tế, trạng ngữ cũng có thể là thành phần bổ nghĩa cho thành phần phụ của câu. Khi đƣợc dùng để bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu, vị trí của trạng ngữ thƣờng ở trƣớc nòng cốt câu. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, nó có thể đƣợc đặt sau nòng cốt hoặc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu đƣợc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải đƣợc nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói bằng dấu phẩy khi viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu chỉ là thành phần

phụ của một thành phần câu thì nó thƣờng không đƣợc nhấn mạnh hoặc không đƣợc đọc hay viết tách rời.

Từ chỉ thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa kết hợp với một số từ loại để tạo nên tổ hợp từ làm trạng ngữ trong câu.

Thông thƣờng, trạng ngữ đứng đầu câu. Ví dụ:

Đêm đông trường, em nghe con vượn cầm canh

Nghe chim mến tổ, nghe anh khuyên nàng

Đêm qua nguyệt đổi sao dời

Nhớ câu gắn bó nhớ lời giao đoan

Ngày xưa đá tạc nên vàng

Mảnh gương còn đó, phím đàn còn đây Người như cây cảnh trên chùa Tôi như chim nhạn đỗ nhờ nên chăng?

Ngày xưa tôi dặn người rằng:

Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi tôi

Chiều chiều én liệng nhàn bay

Ta đây nhớ bạn bạn rày nhớ ai

Có khi trạng ngữ đứng cuối câu. Ví dụ:

Chia tay than thở li bì

Xa nhau tưởng nhớ những khi giao đầu

Đoạn sầu mình dễ thở dễ than Sầu tôi khác thể nhan tàn đêm khuya

Vẳng nghe vượn hú trên cây Đâu lời thề thốt những ngày thuở xưa

b. Đề ngữ

Đề ngữ là thành phần phụ của câu, thƣờng đứng trƣớc nòng cốt câu để nêu trƣớc hay báo trƣớc đối tƣợng hay nội dung sẽ đƣợc đề cập tới trong câu, có khi đƣợc nhấn mạnh nhƣ một chủ đề. Yếu tố thời gian là đề ngữ trong Ca dao về tình yêu đôi lứa thƣờng dùng để nhấn mạnh những khoảng thời gian khác nhau nhằm diễn tả những tâm trạng, tình cảm khác nhau của nhân vật trũ tình, cũng nhƣ cách nhìn, cách cảm nhận của ngƣời bình dân xƣa.

Ví dụ:

Ba năm ăn ở nhà Tần

Lòng Tần nhớ Hán mười phần chưa quên

Bây giờ đã đến canh ba

Khuyên chàng về mộng, để gái đào hoa đi nằm

Bốn mùa xuân hạ thu đông

Thiếp ngồi canh cửi chỉ trông bóng chàng

Bốn mùa rồi lại bốn phương

Thiếp ngồi canh cửi trông chàng bấy lâu

Năm canh sáu khắc còn dư

Thương chàng một nỗi tương tư đêm ngày

Năm canh sáu khắc còn chày

Thương chàng một nỗi mình gầy xác ve

Sự có mặt của đề ngữ nhƣ trên góp phần khắc họa rõ nét hơn những cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật trữ tình, từ đó tác giả dân gian truyền đến ngƣời đọc những ấn tƣợng về thời gian (mà phần nhiều là thời gian tâm tƣởng, thời gian tâm lý) đƣợc nhân vật trữ tình giãi bày qua các bài ca dao.

Tóm lại, về đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ chỉ thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa rất đa dạng, phong phú, thể hiện những sáng tạo trong việc

tổ chức ngôn từ để tác giả dân gian xây lên những “lâu đài ngôn ngữ”, đồng thời cảm nhận độc đáo và tinh tế về thời gian.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)