CHẨN ĐOÁN A.Chẩn đoán xác định

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, Khoa nội thận (Trang 37 - 40)

A.Chẩn đoán xác định

[Type text] Page 5

2-Cậm lâm sàng: xét nghiệm nước tiểu quyết định chẩn đoán.

(1)Cấy nước tiểu định lượng a-Chỉ định:

+Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng tiểu. +Theo dõi nhiễm trùng tiểu mới được điều trị. +Sau rút sonde tiểu.

+Tầm soát vi khuẩn niệu không triệu chứng trong thai kỳ.

+Bệnh nhân có bệnh thận tắc nghẽn, trước thực hiện thủ thuật đường niệu.

b-Phương pháp

Mẫu nước tiểu phải được cấy ngay lập tức trong vòng 2 giờ, hoặc giữ lạnh hay dùng hóa chất bảo quản. Các cách lấy nước tiểu:

+Nước tiểu giữa dòng đựng trong 1 lọ vô trùng, sau khi rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, xà bông.

+Hút nước tiểu từ bàng quang chích trên xương mu.

+Dùng kim vô trùng hút nước tiểu từ ống tube trong hệ thống dẫn lưu kính.

c-Diễn giải kết quả

Cấy nước tiểu thường chỉ mọc một loại vi trùng, nếu mọc hai hay nhiều loại vi trùngkhác nhau có thể do môi trường cấy bị ngoại nhiễm cần cấy lại.

Nếu ≥105 khúm vi trùng/mL nước tiểu=>chắc chắn nhiễm trùng tiểu. Trong các trường hợp sau:

+Lấy nước tiểu bằng phương pháp đặt biệt như chọc dò bàng quang qua xương mu, lấy nước tiểu qua sonde.

+Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng tiểu rõ, bạch cầu tăng nhiều.

+Các trường hợp dùng kháng sinh trước đó, nước tiểu có độ PH quá acid, có độ thẩm thấu hoặc nồng độ urê quá cao, bệnh nhân dư nước…

[Type text] Page 6

Lưu ý: Cấy nước tiểu âm tính không loại trừ chẩn đoán. Trong trường hợp bệnh nhân có đủ triệu chứng nhiễm trùng tiểu, tiểu bạch cầu nhiều nhưng cấy nước tiểu luôn âm tính phải nghi ngờ nhiễm trùng tiểu do nguyên nhân khác như lao, nấm. Cần phải cấy trên môi trường chuyên biệt.

(2)Nhuộm Gram nước tiểu tươi

Nếu lấy nước tiểu đúng cách, vô trùng có độ đặc hiệu rất cao. Ngoài ra còn giúp nhận ra tác nhân gây bệnh hướng dẫn điều trị và tiên lượng.

(3)Tổng phân tích nước tiểu

-Có thể dự đoán nhiễm trùng tiểu, rẻ, dễ làm, cho kết quả nhanh chóng.

-Tìm bạch cầu trong nước tiểu: gọi là tiểu mủ nếu có≥10BC/mm3 nước tiểu không pha loãng, hoặc soi cặn dưới kính hiển vi có≥10 BC trên quang trường với vật kính 40(HPF) .

Người ta thấy rằng có khoảng 60-85% nhiễm trùng tiểu có≥10BC/HPF trong cặn lắng nước tiểu giữa dòng, trong khi chỉ có 40% bệnh nhân tiểu mủ có≥105 vi khuẩn/mL nước tiểu. Những nguyên tiểu mủ mà cấy nước tiểu (-): lao hệ niệu, bệnh thận do thuốc giảm đau, viêm ống thận mô kẽ, abcès quanh thận, abcès vỏ thận, nhiễm nấm, viêm ruột thừa.

-Phản ứng Nitrite: các vi khuẩn họ Enterobacteriacea có khả năng chuyển hóa nitrate thành nitrite. 85% bệnh nhân có nhiễm trùng tiểu được xác nhận bằng cấy có kết quả dương tính. Độ nhạy 90-95%. Dương tính giả 5%

Test nitrite có thể âm tính trong những trường hợp: dùng lợi tiểu hay những vi khuẩn không tạo ra nitrate reductase (Staphylococcus spp, Enterococcus spp, Pseudomonas aeruginosa)

Test này nên thực hiện vào buổi sáng và chỉ nên sử dụng đối với những bệnh nhân có triệu chứng gợi ý nhiễm trùng tiểu, không nên sử dụng để tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng trong thai kỳ.

(4)Các phương pháp chẩn đóan hình ảnh học

-Vai trò quan trọng của X Quang và các xét nghiệm niệu học đối với bệnh nhân nhiễm trùng tiểu nhằm phát hiện: trào ngược bàng quang niệu quản, sỏi thận, các sang thương làm tắc nghẽn đường tiểu có thể sữa chữa được.

-Siêu âm bụng và X Quang bộ niệu không sửa soạn là những xét nghiệm đầu tay. Các xét nghiệm khác có thể là X Quang bộ niệu có cản quang đường tĩnh mạch (UIV), soi bàng quang, CT Scanner…

-UIV xác nhận sự hiện diện và vị trí của sỏi, phát hiện sỏi không cản quang, cho biết mức độ dãn và tắc nghẽn của niệu quản, mờ bóng thận, thận to…Đễ tránh suy thận cấp do thuốc cản quang nên tránh chụp UIV ở những bệnh nhân creatinine/máu>1,5mg%, tiểu đường, mất nước, lớn tuổi.

[Type text] Page 7

-Chỉ định chụp UIV đối với người lớn: +Nam bị nhiễm trùng tiểu lần đầu

+Tất cả bệnh nhân nhiễm trùng tiểu có biến chứng hoặc nhiễm trùng huyết. +Nghi ngờ sỏi thận hặc tắc nghẽn đường tiểu

+Tiểu máu sau nhiễm trùng +Nhiễm trùng tiểu tái phát

B.Chẩn đoán phân biệt

Một số trường hợp sốt cao, nhiễm trùng, đau bụng nhất là vùng hố chậu và hạ vị cần phân biệt với viêm ruột thừa, viêm phần phụ, trong trường hợp này xét nghiệm nước tiểu quyết định chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, Khoa nội thận (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)