cảm ứng tạo chồi lan Dendrobium mini lai
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng NAA và BA
đến khả năng cảm ứng tạo chồi lan Dendrobium mini lai
Trong quá trình nuôi cấy in vitro, người ta thường sử dụng chất điều hòa sinh trưởng BA riêng rẽ, hoặc có sự kết hợp giữa BA và NAA để làm tăng hiệu quả nhân giống (khả năng phát sinh phôi soma, PLBs và chồi). Trong thí nghiệm này có sự kết
a) b)
c)
Hình 3.3.Lan Dendrobium mini lai nuôi cấy trên môi trường MS,
Gamborg B5 và WPM sau 60 ngày a) MS b) Gamborg B5 c) WPM
hợp giữa BA và NAA nhằm làm tăng số lượng chồi và PLBs được tái sinh từ các lát cắt ngang thân cây. Và kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3; 3.4; 3.5 và 3.6:
Bảng 3.3.Tỉ lệ mẫu sống dưới ảnh hưởng của BA và NAA
Nghiệm thức
Chỉ tiêu theo dõi
Tỉ lệ mẫu sống (%)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
1 96,30 75,93 59,26 53,70 2 100 77,78 59,26 51,85 3 92,59 83,33 70,37 59,26 4 94,44 83,33 61,11 53,70 5 98,15 79,63 61,11 57,41 6 92,59 79,63 70,37 62,96 7 94,44 75,93 57,41 53,70 8 94,44 75,93 70,37 59,26
Bảng 3.4. Tỉ lệ mẫu tạo PLBsdưới ảnh hưởng của BA và NAA
Nghiệm thức
Chỉ tiêu theo dõi Tỉ lệ tạo PLBs (%)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
1 1,92 9,76 25,00 41,38 2 1,85 11,90 28,13 39,29 3 2,00 11,11 23,68 40,63 4 3,92 8,89 24,24 41,38 5 1,89 20,93 42,42 58,00 6 4,00 25,58 43,24 59,82 7 3,92 19,51 41,92 43,24 8 5,88 23,39 43,24 59,38
Bảng 3.5. Tổng số chồi thu đượcdưới ảnh hưởng của BA và NAA
Nghiệm thức
Chỉ tiêu theo dõi Tổng số chồi (chồi)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
1 13 35 67 97 2 17 46 85 113 3 19 68 109 157 4 18 46 72 106 5 21 119 183 254 6 26 133 201 261 7 23 97 153 202 8 33 127 201 243
Bảng 3.6.Chiều cao chồi trung bình thu được dưới ảnh hưởng của BA và NAA
Nghiệm thức
Chỉ tiêu theo dõi
Chiều cao chồi trung bình (cm)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
1 * 0,12 ± 0,00b 0,19 ± 0,00b 0,21 ± 0,00a 2 * 0,14 ± 0,00d 0,25 ± 0,00c 0,34 ± 0,00c 3 * 0,14 ± 0,00e 0,28 ± 0,00d 0,35 ± 0,00d 4 * 0,11 ± 0,00a 0,19 ± 0,00a 0,25 ± 0,00b 5 * 0,13 ± 0,00c 0,27 ± 0,00d 0,41 ± 0,00e 6 * 0,14 ± 0,00e 0,36 ± 0,00f 0,59 ± 0,00g 7 * 0,17 ± 0,00f 0,34 ± 0,01e 0,46 ± 0,00f 8 * 0,27 ± 0,00g 0,44 ± 0,00g 0,68 ± 0,00h
Các số trung bình trong cột với mẫu kí tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa mức p = 0,05.
Trải qua 15, 30, 45, 60 ngày nuôi cấy, số mẫu sống ở các nghiệm thức giảm dần nhưng đều có tỉ lệ sống trên 50% sau 60 ngày. Điều này chứng tỏ tất cả môi trường của các nghiệm thức đều sử dụng được cho việc nuôi cấy mô bằng phương pháp tTCL. Tuy nhiên, một số mẫu ở các môi trường không có sự kết hợp BA với NAA có hiện tượng thích nghi không tốt và tiết phenol làm cho mẫu ngừng hoặc sinh trưởng chậm, ở môi trường có sự kết hợp giữa BA và NAA thì ít tiết phenol hơn, sinh trưởng tốt hơn. Sau 60 ngày nuôi cấy thì ở nghiệm thức 6 (BA 3 mg/l và NAA 0,5 mg/l ) có tỉ lệ sống cao nhất đạt 62,96% (Bảng 3.3), và ở nghiệm thức 2 (BA 3 mg/l) có tỉ lệ sống thấp nhất đạt 51,85% (Bảng 3.3).
Trong thời gian 60 ngày nuôi cấy, qua quan sát và theo dõi thì các mẫu nuôi cấy ở nghiệm thức 4, 7, 8 có khả năng tạo PLBs sau 6 ngày nuôi cấy, còn các nghiệm thức còn lại thì sau 12 ngày mới xuất hiện PLBs. Trong những môi trường cấy có nồng độ BA càng cao càng dễ dàng cảm ứng tạo PLBs, đặc biệt là có sự kết hợp của NAA thì tỉ lệ tạo PLBs càng cao. Qua 15, 30, 45, 60 ngày nuôi cấy ta thấy tỉ lệ tạo PLBs ở tất cả các nghiệm thức đều tăng dần. Và ở các nghiệm thức 5, 6, 7, 8 có tỉ lệ tạo PLBs trên 50% (58,00% đến 59,82%) (Bảng 3.4; Hình 3.4), còn các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 có tỉ lệ tạo PLBs dưới 50% (39,29% đến 41,38%) (Bảng 3.4, Hình 3.4). Trong đó, nghiệm thức 6 (BA 3 mg/l và NAA 0,5 mg/l ) có tỉ lệ tạo PLBs cao nhất 59,82 % (Bảng 3.4; Hình 3.4) và ở nghiệm thức 2 (BA 3 mg/l) có tỉ lệ tạo PLBs thấp nhất 39,29% (Bảng 3.4, Hình 3.4).
Trong các nghiệm thức, theo kết quả thí nghiệm ta thấy ở nghiệm thức 6 có môi trường nuôi cấy phù hợp giúp các mẫu cấy có tỉ lệ sống và tỉ lệ tạo PLBs cao nhất, và cũng là môi trường cho số chồi cao nhất là 261 chồi và có chiều cao trung bình khá cao 0,59 cm. Số chồi thu được ở các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 ít từ 97 chồi đến 157 chồi do môi trường tiết phenol khá nhiều nên làm mẫu chết nhiều và chồi có chiều cao 0,2 - 0,3 cm (trung bình từ 0,21 cm đến 0,35 cm) (Bảng 3.5; Bảng 3.6; Hình 3.4); còn ở các nghiệm thức 5, 6, 7, 8 đạt gấp đôi từ 202 chồi đến 261 chồi và chồi có chiều cao từ 0,4 - 0,7 cm (trung bình từ 0,41 cm đến 0,68 cm), trong đó ở nghiệm thức 8 chồi có chiều cao trung bình cao nhất đạt 0,68 cm (Bảng 3.5; Bảng 3.6; Hình 3.4).
Tóm lại, trong thí nghiệm này, môi trường tốt nhất để cảm ứng tạo chồi lan
Dendrobium mini lai là môi trường của nghiệm thức 6 (BA 3mg/l và NAA 0,5 mg/l). Qua các kết quả trên cho thấy sự quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình nuôi cấy in vitro. BA là chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin có vai trò kích thích tạo chồi trực tiếp hoặc gián tiếp ở thực vật nguyên vẹn cũng như trên mô thực vật nuôi cấy in vitro. BA ngoài tác dụng hoạt hóa sự phân chia tế bào, còn kích thích sự sinh trưởng các chồi bên. Khi nồng độ tăng cao, BA có tác dụng điều tiết quá trình sinh tổng hợp trong tế bào, ảnh hưởng lên một số khâu trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein trong tế bào và ảnh hưởng đến sự tổng hợp enzyme cần thiết cho sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. NAA là chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin làm giảm pH, pH thấp hoạt hóa các enzyme tác động nới lỏng vách tế bào và enzyme tổng hợp vách tế bào, nhờ đó khởi động quá trình dãn nở tế bào. Tuy nhiên,
nồng độ BA không nên quá thấp (như các nghiệm thức 1, 2) sẽ cho kết quả không cao, cũng không nên quá cao (như nghiệm thức 4, 8) sẽ tạo ra các biến dị làm chồi sinh trưởng không bình thường. Khi có sự kết hợp giữa BA và NAA với nồng phù hợp (như ở nghiệm thức 5, 6) thì sẽ đạt kết quả cao.