VẤN ĐỀ 5: GIẢI PHÁP CHO GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Thuyết trình tái cấu trúc trong mối quan hệ với hiệu quả (Trang 28 - 37)

- Dữ liệu bảng ngân hàng từ 10 quốc gia vừa gia nhập EU Kết quả:

VẤN ĐỀ 5: GIẢI PHÁP CHO GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản, giải thể, … Xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém, áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước, phá sản đối với các TCTD yếu kém mà việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống,

- Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh M&A theo nguyên tắc tự nguyện giữa các TCTD (miễn, giảm thuế đối với các TCTD sau khi thực hiện M&A, cho vay, hỗ trợ nguồn vốn, …); tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài có năng lực tham gia cơ cấu lại các TCTD Việt Nam

- Bổ sung quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể gián tiếp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) các TCTD. Xây dựng quy định định giá tài sản khi thực hiện M&A, trong đó phản ánh đầy đủ giá trị hữu hình và vô hình của TCTD. Chuẩn hóa lại mẫu hợp đồng M&A, quy định cụ thể thời điểm cung cấp thông tin khi thực hiện M&A

=> Giảm dần số lượng, tăng quy mô về vốn, nâng cao năng lực quản trị điều hành và an toàn hoạt động

- Cần tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, theo đó không cho phép thành viên HĐQT, HĐTV của ngân hàng kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Cũng cần tách bạch chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM, nhằm tránh “lỗ hổng” tạo điều kiện cho sở hữu chéo, gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD.

- Kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, cổ đông lớn chi phối; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả, đặc biệt các ngành, lĩnh vực phi tài chính,

- Bổ sung quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng và mở rộng đối tượng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu. NHNN cần quy định số lượng thành viên ban quản trị của NHTM trong trường hợp điều lệ của NHTM không có quy định

- Thanh tra, giám sát ngân hàng: tăng cường và huấn luyện kỹ càng. Đẩy mạnh mô hình thanh tra, giám sát theo mô hình quốc tế (CAMELS) để có thể giám sát từ vốn, thanh khoản, chất lượng tài sản có, quản trị, lợi nhuận, độ rủi ro… => xếp loại ngân hàng cụ thể, rõ ràng hơn, tăng tính minh bạch của hệ thống.

- NHNN cần có lộ trình cụ thể về việc áp dụng Basel II và Basel III. Tăng cường yêu cầu an toàn vốn với mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Quản lý mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa theo khuyến nghị của Ủy ban Basel,

- Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình VAMC, đồng thời tăng cường năng lực và nguồn lực cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu. Giúp giảm thiểu các vướng mắc trong xử lý nợ xấu và đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ. - Xây dựng thị trường mua - bán nợ, phát triển thị

trường trái phiếu và tạo hành lang pháp lý cho chứng khoán hóa các khoản nợ xấu.

- Cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin đối thoại chính sách giữa NHNN và các cơ quan thanh tra thuộc khu vực tài chính trong nước, cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng nước ngoài, bảo đảm giám sát toàn diện, nhất quán các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thuyết trình tái cấu trúc trong mối quan hệ với hiệu quả (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(37 trang)