Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập theo HTTC.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 82 - 84)

- Phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng PP này để phân tích, tổng hợp và phân loại các đơn vị kiến thức có liên quan đến kỹ năng học tập, quá trình đ ào t ạ o theo

3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập theo HTTC.

Qua hơn hai năm thực hiện quá trình dạy học theo HTTC, bằng kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn SV học tập, đểđạt hiệu cao mỗi SV cần phải rèn luyện các kỹ năng học tập theo một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Lập kế hoạch học tập và làm việc có phương pháp, có hệ thống.

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủđược thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế

hoạch đã đề ra. Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn, phải ý thức tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định.

Mỗi cá nhân có các cách thức lập kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và kinh nghiệp của cá nhân đó. Song trong kế hoạch học tập, cần làm rõ các vấn đề sau: Thời gian (cụ thể cho từng môn); địa điểm học tập (có thể là thư viện hoặc giảng đường…); nội dung công việc ( học lý thuyết, thực hành hay làm việc nhóm..); chếđộ nghỉ ngơi

Trước mỗi học kỳ, cần lập cho mình một kế hoạch học tập dựa trên mục tiêu của từng môn học. Các môn học đạt điểm số bao nhiêu, hãy lên kế hoạch để dành thời gian tương xứng. Việc lập kế hoạch không những làm chủđược thời gian mà còn sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

- Tập trung nghe giảngcó cách ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô

đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy", "điều chủ yếu", "điều quan trọng” mà thầy cô đã tóm tắt

- Học một cách chủđộng chứ không thụđộng: Không nên đọc đi đọc lại một câu như

vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. “Học mà chỉ nghe giảng thì lưu giữđược 10% những gì đã nghe; nếu chỉ nhìn thì lưu giữ được 15%; kết hợp nghe và nhìn cùng lúc: nhớ được 20%; được xem làm thí nghiệm: nhớđược 30%; thảo luận nhóm: nhớđược 50-60%; thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại: nhớđược tới 75-80%; nhớđược, nắm vững nhất là giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90%” [ 5]. (Tài liệu do Trung tâm thực nghiệm vềđào tạo quốc gia, đaị học Maine - Mỹ công bố).

- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽđòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì không còn thời gian để phân tích rồi sau đó mới tổng hợp lại.

- Làm việc nhóm: Trao đổi với bạn bè theo cách học nhóm sau khi được thầy cô khơi gợi, hướng dẫn, hãy luôn tạo sự thoải mái cho nhau trong học tập. Những kinh nghiệm và kiến thức của các thành viên trong nhóm sẽđược mọi người cùng nhau chia sẻ, trao đổ, góp ý kiến

- Tìm và chuẩn bị nơi học tập: Cố gắng tối ưu hóa môi trường học tập theo cách tốt nhất có thể có được.

4. KẾT LUẬN

“Bản chất quá trình dạy học ởđại học là quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV” [4 ].

Vì vậy trong quá trình đào tạo, mỗi cán bộ giảng viên cũng như chính bản thân người học, ngoài việc nắm vững bản chất của phương thức đào tạo theo HTTC, những thuận lợi và khó khăn của

phương thức đào này để phát huy tối đa tính chủđộng, tích cực học tập của người học. Mô hình

đào tạo theo HTTC vừa giúp SV rèn luyện tính chủđộng trong học tập, nhưng cũng đòi hỏi tính sáng tạo, tinh thần tích cực đổi mới trong quá trình học tập. Về phương pháp học tập đối với người học theo HTTC là phải áp dụng phương pháp học tích cực, lấy tự học là chính. Song cần phải có những biện pháp cụ thểđể rèn luyện kỹ năng học tập cho phù hợp vời từng môn học, từng ngành học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng học tập của SV và góp phần chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo của nhà trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quy chếđào tạo đại học & cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. (Ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD –ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[2] Quy định vềđào tạo cao đẳng và đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 801/2008/QĐ-ĐHHĐ ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Hiệu trường Trường ĐH Hồng Đức)

[3] Hoàng Ngọc Vinh. Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại học. Hà Nội 2009. [4] Đặng Vũ Hoạt - Hà ThịĐức. Lý luận dạy học đại học. NXB ĐHSP Hà Nội 2004. [5] Thái Duy Tuyên. Giáo dục học đại học. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)