III. Khuyến nghị
2. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
2.2 Các cách tiếp cận nâng cao chất lượng và an toàn tron gy tế
2.2.1. Cấp độ quốc gia
Trên cấp độ quốc gia, việc nâng cao chất lượng chất lượng được thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Cách tiếp cận chung
Cách tiếp cận thông thường nhất vẫn là phân bổ thêm nguồn lực cho khám, chữa bệnh nhằm đào tạo chuyên gia, thiết kế và xây dựng hệ thống chất lượng và đào tạo các phương pháp chất lượng. Nguồn lực còn nhằm thay thế các thiết bị y tế đã cũ không bảo đảm an toàn và chính xác, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu người bệnh. Tuy vậy, không phải việc đầu tư nguồn lực nào cũng mang lại hiệu quả. Nếu đầu tư không hợp lý có thể sẽ gây lãng phí nguồn lực mà không cải thiện chất lượng.
Cách tiếp cận thứ hai là cải thiện chất lượng và an toàn thông qua cải cách hệ thống y tế. Cải cách hoặc tái cơ cấu ngành y tế có thể thành công thông qua cải cách tài chính y tế, phân bổ lại nguồn lực, phân cấp quản lý. Tuy nhiên, việc cải cách hệ thống đòi hỏi thời gian, sự quan tâm và đầu tư từ hệ thống chính trị.
Cách tiếp cận thứ ba là tăng cường năng lực quản lý thông qua đào tạo các nhà quản lý để có thêm kỹ năng quản lý. Nếu các nhà quản lý thiếu kỹ năng, việc đầu tư thêm nguồn lực hoặc cải cách hệ thống có thể thất bại.
Cách tiếp cận chuyên biệt
Cải tiến chất lượng đòi hỏi kiến thức, sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp chất lượng với sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Có 4 nhóm phương pháp khác nhau:
1) Tăng cường vai trò của người bệnh và cộng đồng. Phương pháp tiếp cận này có thể thực hiện thông qua các quy định pháp luật về quyền người bệnh, bảo vệ quyền lợi người
Chương 3: Tổng quan về chất lượng dịch vụ y tế bệnh hoặc thông qua các chương trình có sự tham gia của người bệnh và cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn theo nhiều cách khác nhau.
2) Các quy định và đánh giá chất lượng chuyên môn và dịch vụ. Thực hiện cấp phép, cấp chứng chỉ, công nhận bởi cơ quan nhà nước hoặc tổ chức độc lập đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ KCB. Có thể công bố hoặc không công bố danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp phép, cấp chứng chỉ hay công nhận chất lượng.
3) Áp dụng các chuẩn và hướng dẫn. Xây dựng các chuẩn, hướng dẫn và giám sát, kiểm tra nhằm khuyến khích tăng cường tuân thủ các chuẩn, hướng dẫn. Các chuẩn và hướng dẫn phù hợp với điều kiện của quốc gia và phải sử dụng hệ thống quản lý chất lượng. Các tiêu chuẩn chất lượng và các hướng dẫn có thể được xây dựng bởi tổ chức trong nước hay thừa nhận bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế.
4) Các nhóm/đội giải quyết vấn đề chất lượng (Quality problem-solving teams). Các nhóm chất lượng giải quyết các vấn đề chuyên biệt sử dụng các công cụ chất lượng đơn giản mà họ đã được đào tạo. Ví dụ các vấn đề cụ thể như: cải thiện kê đơn kháng sinh hợp lý, cải tiến quy trình khám bệnh giảm thời gian chờ, v.v..
2.2.2. Cấp độ bệnh viện
Có nhiều cách tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng và an toàn trong khám, chữa bệnh. ở cấp độ bệnh viện [37].
Tăng nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.
Cải cách hệ thống tổ chức, cơ chế tài chính.
Tăng cường năng lực quản lý.
Xây dựng các chuẩn, các hướng dẫn chuyên môn và giám sát thực hiện, thực hiện cơ chế kiểm định lâm sàng và phản hồi, đào tạo liên tục và phát triển chuyên môn cho nhân viên.
Trao quyền và thực thi quyền người bệnh, xây dựng cơ chế phản hồi về chất lượng dịch vụ, đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người bệnh tham gia vào việc ra quyết định điều trị.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, ví dụ theo ISO.
Đánh giá và công nhận chất lượng nội bộ hoặc từ bên ngoài, tự nguyện hay bắt buộc bởi tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập hoặc của nhà nước (hospital accreditation).
Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện (TQM), cải tiến chất lượng liên tục (CQI) trong đó nhấn mạnh đến việc quan tâm đến nhân viên, làm việc theo nhóm, trao quyền, cam kết của lãnh đạo, sử dụng các công cụ và phương pháp chất lượng để cải tiến quy trình.
Hợp tác chất lượng.
Đo lường và so sánh các chỉ số chất lượng.
Định chuẩn (Benchmarking): sử dụng các thông tin so sánh về chất lượng với các phương pháp bổ trợ giúp nhà cung cấp dịch vụ quyết định làm thế nào để cài tiến chất lượng.
Quản lý nguy cơ và an toàn: xác định các quy trình và nội dung thực hành có nguy cơ cao, tìm nguyên nhân gốc mang tính hệ thống để đưa ra giải pháp khắc phục.
Tùy thuộc vào điều kiện nguồn lực, sự hiểu biết và đặc biệt sự cam kết và quan tâm của lãnh đạo, bối cảnh chung của hệ thống chất lượng cấp quốc gia mà các bệnh viện có thể áp dụng các cách tiếp cận khác nhau. Cùng một cách tiếp cận nhưng với 2 bệnh viện khác nhau có thể mang lại kết quả khác nhau.