Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ASXH được coi là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Là một trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH, BHXH thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường, gắn kết giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ và phát triển xã hội bền vững. Mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi NLĐ với việc
27
mở rộng độ bao phủ và nâng cao hiệu quả của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam chính là phát huy đầy đủ vai trò trụ cột của BHXH, góp phần quan trọng không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn nhằm mục tiêu ổn định xã hội và an sinh cho mọi người dân.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ ngày 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện, từ ngày 1/1/2009 đối với bảo hiểm thất nghiệp. Việc ban hành Luật chuyên ngành là bước phát triển vượt bậc trong xây dựng thể chế BHXH, đánh dấu thời kỳ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức thực hiện BHXH theo Hiến pháp và pháp luật một cách hiệu quả. Sau hơn 7 năm thực hiện những quy định của Luật BHXH nói chung và quy định về BHXH tự nguyện nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục. Ngày 20/11/2014 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua. Trong đó, đã dành chương IV (từ Điều 72 đến Điều 81) và một số điều khoản có liên quan để quy định về BHXH tự nguyện. Những quy định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hình thành chế độ BHXH tự nguyện chính thức ở nước ta.
Nhìn chung hệ thống quan điểm chỉ đạo về định hướng mục tiêu BHXH tự nguyện liên tục được bổ sung, củng cố qua các thời kỳ và được hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Do đó, bên cạnh các văn bản Luật Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết về chế độ BHXH tự nguyện:
- Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện;
- Nghị định 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện;
28
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện;
- Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/1/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện theo Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 39/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ hưu trí và tử tuất từ quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện đối với người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện;
- Thông tư số 03/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/1/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH.
Nhà nước ban hành nhiều loại văn bản quy định, hướng dẫn, nhưng sự điều chỉnh của pháp luật đối với BHXH tự nguyện hướng đến các nội dung cơ bản sau: