Chiến lược kích thích xuất khẩu gạo của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thái lan (Trang 49 - 53)

III- Bài học phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam 1.Ứng phó với khủng hoảng kinh tế

4. Chiến lược kích thích xuất khẩu gạo của Thái Lan

Chiến lược áp dụng cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo là sự hợp tác giữa Bộ Thương mại với Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã. Hai bộ này sẽ hỗ trợ nghiên

cứu và tìm giải pháp nhằm hạ chi phí, giảm giá thành sản xuất lúa và tăng năng suất. Chính Phủ xác định ổn định sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Phương hướng để kiểm soát khủng hoảng lương thực là đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp và đầu tư nghiên cứu về lúa gạo một cách nghiêm ngặt hơn, nhằm tìm ra bí quyết cải thiện quá trình sản xuất và mở rộng những vùng trồng lúa trên thế giới. Song, điều này chỉ khả thi khi những vùng có diện tích trồng lúa đó có chính sách an ninh ổn định, cũng như tình trạng kinh tế tốt, kể cả sự ủng hộ của Chính phủ về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trực tiếp đến với người trồng lúa. Vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam

Thời điểm này rất cần vai trò của Chính phủ, không chỉ để cải thiện tình hình hiện tại mà cần một cách tiếp cận mới. Cách hỗ trợ của Nhà nước từ trước đến nay chủ yếu hướng vào trợ giúp nông dân thông qua cánh tay doanh nghiệp mua lúa gạo tạm trữ. Tuy nhiên đó là một cách tiếp cận “chữa cháy”. Đã đến lúc vai trò Chính phủ cần hướng mạnh hơn vào khai thông thị trường xuất khẩu, tìm đầu ra bằng con đường hỗ trợ thương mại kinh doanh, qua đó gián tiếp hỗ trợ nông dân. Chẳng hạn:

- Một số thị trường tập trung đem lại lượng gạo xuất khẩu ổn định cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhưng, thay vì chỉ nhắm đến một vài thị trường tập trung có thể gặp rủi ro, nên mở thêm các thị trường mới.

- Chính phủ có thể tham gia tích cực xúc tiến thương mại mở đường và mở rộng thị phần như bài học của Thái Lan. Năm 2010, khi gạo của Thái Lan bị Việt Nam và Trung Quốc cạnh tranh mạnh và mất thị phần ở thị trường Hồng Kông, phái đoàn Chính phủ Thái Lan đã sang Hồng Kông để quảng bá cho gạo Thái Lan. Hình ảnh gạo Thái xuất hiện trên các phương tiện giao thông ở thị trường này, phía Thái Lan còn gặp gỡ các nhà nhập khẩu Hồng Kông, thuyết phục các nhà hàng kinh doanh tiêu dùng gạo Thái...

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên thành lập đơn vị hỗ trợ xuất khẩu với lãnh đạo bộ trực tiếp chỉ đạo đi khai thông các thị trường trọng điểm.

- Ngành lúa gạo rất có lợi thế để Chính phủ thúc đẩy xúc tiến thương mại bởi hạt gạo không chỉ có tầm quan trọng như một sản phẩm thương mại thông thường, mà còn là một mặt hàng “chính trị”, tạo cho Việt Nam một hình ảnh tích cực hơn trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Mặc dù hiện nay Thái lan vẫn chưa giải quyết triệt để được các bất ổn về chính trị song quốc gia này vẫn đang nỗ lực điều chỉnh và đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm ổn định được tình hình trong nước từ đó nhanh chóng phát triển nền kinh tế nước mình. Trải qua nhiều biến động song nền kinh tế Thái Lan vẫn có một vị trí nhất định trong nền kinh tế khu vực. Thái Lan vẫn đạt được những bước tiến ấn tượng trong thời gian vừa qua. Xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn đang dẫn đầu, bên cạnh đó ngành du lịch của quốc gia vẫn đang tiếp tục phát triển và được xúc tiến thu hút đông đảo du khách quốc tế mang lại nguồn thu lớn cho tổng thu nhập quốc dân. Có được những kết quả như vậy chứng tỏ tính hiệu quả của các chính sách của chính phủ Thái Lan. Hiện nay Việt Nam chúng ta cũng có những bước tiến vượt bậc, trong đang tích cực phát triển nền kinh tế của quốc gia mình. Những bài học kinh nghiệm về việc xây dựng chính sách của Thái Lan thực sự là nguồn tài liệu quý báu để Việt Nam chúng ta có thể tham khảo và học tập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thái lan (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w