1.3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế
Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2020, các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia thế giới đưa ra rất nhiều kịch bản khác nhau nhưng đều thống nhất nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan mặc dù đang gặp phải những khó khăn nhất định. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới tiếp tục được đẩy mạnh thể hiện qua sự lưu chuyển tự do của các luồng hàng hóa và dịch vụ, các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, con người, theo đó cơ cấu kinh tế sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ một quốc gia, một vùng lãnh thổ và hình thành cơ cấu kinh tế khu vực để gia tăng sức cạnh tranh toàn cầu. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các rào cản thương mại giữa các nền kinh tế trên thế giới có xu hướng được dỡ bỏ hoàn toàn. Tự do hóa thương mại sẽ diễn ra
23
ở mọi cấp độ: song phương, khu vực và đa phương. Tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài cả đối với nhiều lĩnh vực nhạy cảm về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường và các cam kết khác trong điều kiện kiên trì và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sẽ là cơ hội để tạo lập nhiều loại hình kinh doanh mới có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
Vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với quy mô lớn tiếp tục làm thay đổi kết cấu kinh tế thế giới. Những thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng có hiệu quả. Cơ chế một cửa quốc gia được xác đi ̣nh là biê ̣n pháp ta ̣o thuâ ̣n lợi cho phép các bên tham gia vào thương ma ̣i và vâ ̣n chuyển nô ̣p thông tin và chứng từ chuẩn ta ̣i mô ̣t điểm để thực hiê ̣n tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan tới xuất khẩu, nhâ ̣p khẩu, quá cảnh. Nếu là thông tin điê ̣n tử thì các yếu tố dữ liê ̣u sẽ được xuất trình mô ̣t lần.
Trước bối cảnh đó, hải quan các quốc gia nói chung và hoạt động kiểm tra sau thông quan nói riêng cần phải có các biện pháp cân đối giữa “tạo thuận lợi thương mại” và “tăng cường hiệu quả quản lý” để đảm bảo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, tăng thu ngân sách và hạn chế tối đa buôn lậu, gian lận thương mại.
1.3.2. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Mô hình kiểm tra sau thông quan tại Nhật Bản chú trọng quá trình hiện đa ̣i hóa là ứng du ̣ng những kỹ thuâ ̣t quản lý tiên tiến hiê ̣n đa ̣i . Kiểm tra sau thông quan dựa trên kỹ thuâ ̣t quản lý rủi ro , đồng thời áp du ̣ng mô ̣t hê ̣ thống dữ liê ̣u tâ ̣p trung và phân quyền cu ̣ thể phu ̣c vu ̣ tất cả các khâu nghiê ̣p vu ̣ hải quan. Trên nền tảng tin ho ̣c hóa và tự đô ̣ng hóa , thông qua áp du ̣ng Hê ̣ thống tin ho ̣c hải quan tự đô ̣ng (NACCS), xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tu ̣c
24
thương ma ̣i nhằm cải thiê ̣n và đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa , cung cấp thông tin cho kiểm soát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Viê ̣t Nam đã ứng dụng Hệ thống trên với tên gọi Hệ thống VNACCS /VCIS với cơ chế mô ̣t cửa quốc gia từ 01/4/2014 và bước đầu có những thành tựu đáng kể.
Mô hình kiểm tra sau thông quan tại Hàn Quốc mang nhiều đặc điểm tiên tiến v à khả dụng nhất , đă ̣c biê ̣t về phương pháp kiểm toán trước và phương pháp lựa cho ̣n đối tượng kiểm tra tổng thể và theo kế hoa ̣ch . Viê ̣c vâ ̣n dung hê ̣ thống kiểm toán đồng thời trong quá trình làm thủ tu ̣c hải quan đã ta ̣o được thuâ ̣n lợi, rút ngắn thời gian làm thông quan , đề cao vai trò tự khai báo và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm nâng cao tính tự nguyên tuân thủ của doanh nghiệp và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ.
Mô hình kiểm tra sau thông quan tại Trung Quốc đạt được nhiều kết quả trong việc kiểm soát và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiê ̣p, đảm bảo quyền và lợi ích của đối tượng có liên quan , ngăn chă ̣n và kiểm soát các hành vi buôn l ậu trái phép, bảo vệ nguồn thu thuế quốc gia và thúc đẩy hoạt động ngoại thương . Điểm ma ̣nh của mô hình là nhâ ̣n được sự hỗ trợ ma ̣nh mẽ của hê ̣ thống cảnh sát hải quan, với mô ̣t nguồn tin tình báo vô cùng phong phú và hiệu quả. Điểm yếu là tồn ta ̣i hơn 100 loại hình xuất nhập khẩu nên khó quản lý và tiến hành kiểm tra sau thông quan trên cơ sở dữ liê ̣u không thống nhất.
Mô hình kiểm tra sau thông quan tại Pháp được thực hiê ̣n trong tổng thể các hoạt động điều tra gian lận , nên có đủ quyền lực tiến hành công viê ̣c mà không cần đến một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt . Điểm khác biệt là việc đề cao vai trò của tòa án : trước khi kiểm tra tru ̣ sở, kho hàng của doanh nghiệp phải thông báo với tòa án biết , khi khám nhà riêng phải được sự phê duyê ̣t của tòa án và tòa án cử cảnh sát tư pháp tham gia , kiểm tra trụ sở, nhà riêng xong phải gửi biên bản cho tòa. Cách làm này mang tính chất
25
điều tra, chú trọng đến các trường hợp có dấu hiệu vi phạm , không chú tro ̣ng đến kiểm tra chung để đánh giá sự tuân thủ.
Như vâ ̣y, thông qua viê ̣c nghiên cứu , tổng hợp kinh nghiê ̣m xây dựng mô hình kiểm tra sau thông quan ta ̣i Nhâ ̣t Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc và Pháp, hải quan Việt Nam có thể vận dụng những ưu điểm về các mảng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và kỹ thuật quản lý rủi ro chuyên nghiệp để đưa vào mô hình kiểm tra sau thông quan thực hiê ̣n tâ ̣p trung , thống nhất trên cả nước.
26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cƣ́u
Việc phân tích và đánh giá công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam thời kỳ hội nhập sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:
Phân tích, đánh giá đă ̣c điểm, vai trò của công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam trong việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý thời kỳ hội nhập.
Phân tích đánh giá tình hình kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 thông qua các chỉ tiêu về kim nga ̣ch , số thuế truy thu nô ̣p ngân sách nhà nước, số quyết đi ̣nh kiểm tra, số biên bản được lâ ̣p,…
Phân tích, đánh giá các nhân tố tạo ra các thuận lợi cũng như khó khăn còn tồn tại của công tác kiểm tra sau thông quan để từ đó tận dụng các cơ hội, phát huy thuận lợi và giải quyết từng khó khăn để sẵn sàng đối mặt với thách thức thời điểm hiê ̣n ta ̣i và tiềm ẩn trong tương lai.
Phân tích, đánh giá một số trường hợp kiểm tra sau thông quan điển hình được thực hiện tại các Cục Hải quan địa phương về một số vấn đề cụ thể: mã số hàng hóa, trị giá Hải quan, hàng hóa gia công và sản xuất xuất khẩu, chính sách quản lý chuyên ngành.
Đánh giá triển vọng và xu hướng phát triển của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và trên thế giới trong giai đoạn tới và mô ̣t số gợi ý hàm ý chính sách cho Viê ̣t Nam.
27
Sơ đồ 2.1: Khung logic nghiên cứu
Tổng quan nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trên thế giới
Khoảng trống nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu
Xác định khung phân tích
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích, đánh giá vai trò công tác kiểm
tra sau thông quan
Phân tích thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn
2009 - 2014
Phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của
công tác KTSTQ
Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Tổ chức và quy trình - Kết quả KTSTQ - Trường hợp KTSTQ điển hình
Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ thời kỳ hội nhập
28
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn sẽ luận giải và làm rõ: - Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 về tổ chức, đối tượng, phạm vi, quy trình, kết quả số vụ thực hiện, số thuế truy thu qua các năm.
- Phân tích những thay đổi, hoàn thiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào các diễn đàn kinh tế, các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, các cam kết quốc tế...
- Phân tích vai trò của nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan tác động đến công tác hội nhập của Việt Nam.
- Phân tích các điều kiện và khả năng mở rộng cơ hội nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan.
Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích
Vấn đề cần được phân tích trong Luận văn này là: - Các khái niệm về kiểm tra sau thông quan
- Vai trò của kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Lợi thế và khó khăn của kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam
- Tình hình kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 - 2014
- Các kiến nghị cho Chính phủ để tận dụng cơ hội, giải quyết thách thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan.
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan. Đó là:
29
- Các nguồn thông tin thứ cấp được tham khảo từ các công trình nghiên cứu về thủ tục kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam, các bài báo khoa học, đề án cấp ngành, các trang tin tức… Các số liệu được thu thập từ nhiều nguòn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, các báo cáo nghiên cứu của Viện, trung tâm nghiên cứu… Những tài liệu, số liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số khác được tác giả tự tổng hợp, tóm tắt thành luận cứ cho bài phân tích.
- Ngoài ra, tác giả nghiên cứu các Báo cáo về các chuyên đề kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2009 – 2014 lưu tại Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan. Đây là các thông tin chính thức làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Căn cứ vào những thông tin thu thập được về tổ chức, đối tượng, phạm vi, quy trình, kết quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam, tác giả đặt vào tình hình hội nhập quốc tế để lý giải đánh giá về xu hướng cải thiện, nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trong thời gian tới. Các phân tích được đánh giá đa chiều, đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được. Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những thay đổi sắp tới trong công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với Chính phủ trong thời gian tới.
30
Phương pháp so sánh được sử dụng để: Đối chiếu, tìm hiểu sự thay đổi về mặt chính sách, chiến lược kiểm tra sau thông quan qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2014 để thấy được những cải thiện và kết quả được đánh giá ngày một khả quan.
- Việc đưa ra một số mô hình kiểm tra sau thông quan tại các quốc gia trên thế giới so sánh với Việt Nam để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại của quy trình tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực.
- Thông qua việc so sánh các tiêu chí trên, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết sẽ sâu sắc hơn, có một cách nhìn toàn diện, đa chiều hơn. Từ đó có thể xác định thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tránh được những phân tích, đánh giá phiến diện, mang tính định tính.
Luận văn thực hiện phương pháp này theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định các nội dung so sánh
So sánh về số doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan, số quyết định ấn định thuế, số thuế truy thu,… qua các năm, trước và sau khi tham gia các cam kết quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan.
Bước 2. Xác định phạm vi, vấn đề so sánh
Phạm vi được so sánh: so sánh kết quả kiểm tra sau thông quan qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2014, mô hình kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam với các nước khu vực và trên thế giới.
Bước 3. Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu
+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối (số doanh nghiệp, kim ngạch, số thuế,
31
tỷ trọng mặt hàng xuất nhập khẩu,…), có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối (chính sách, chiến lược, mô hình, quy trình kiểm tra sau thông quan).
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Bước 4. Xác định mục đích so sánh
Với việc so sánh số doanh nghiệp, số quyết định ấn định, số thuế truy thu,.. thay đổi qua các năm để thấy được sự phát triển của công tác kiểm tra sau thông quan. Ngoài ra so sánh với các nước để thấy được vai trò, vị trí của hải quan Việt Nam khi thực hiện các cam kết tạo thuận lợi thương mại quốc tế.
Bước 5. Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Từ kết quả so sánh, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với hải quan Việt Nam về những giải pháp để nâng cao, cải thiện chất lượng nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê nêu trên.
2.2.3. Phương pháp kế thừa
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về kiểm tra sau thông quan như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo. Cụ thể:
Bước 1. Xác định nội dung kế thừa
Luận văn kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến thủ tục