5. Bố cục của đề tài
2.1.2.4 Tình hình tài chính
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dung cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính ,chúng ta phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp.
Trong hệ thống báo cáo doanh nghiệp hiện hành ,báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản ,nguồn vốn cũng như tình hình và kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là:
- Phân tích các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người khác để họ có thể quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích báo cáo tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
- Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này và những tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống mà cũng có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
Theo Báo cáo tài chính của công ty, năm 2009, công ty đạt mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khá cao 959,287 tỷ đồng tăng 10,98% so
với kế hoạch và tăng 63,52% so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế 23,562 tỷ đồng tăng 55,63% so với kế hoạch và tăng 133,8% so với năm 2008.
Có thể khẳng định kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của Công ty đạt được những kết quả đáng phấn khởi, là năm có sản lượng và doanh thu cao nhất từ khi thành lập đến nay. Các chỉ tiêu cơ bản như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp đều tăng. Có được kết quả đó là do Công ty đã có nhiều giải pháp, định hướng đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể Công ty đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả 3 mục tiêu lớn là: Tiếp tục duy trì đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, từng bước cơ cấu sắp xếp lại bộ máy sản xuất cho phù hợp có hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư, thành lập lên nhiều đơn vị thành viên.
Doanh thu hàng hoá và dịch vụ năm 2009 tăng 63,52% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của doanh nghiệp được mở rộng.
Vì lượng bán hàng tăng lên, do đó chi phí cho bán hàng cũng tăng lên, năm 2009 tăng 7.528 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,21%. Ta thấy tỷ lệ tăng chi phí bán hàng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu, đó là một kết quả tốt. Mặc dù vậy, Công ty cũng cần quan tâm đầu tư vào khâu bán hàng với những chính sách chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm của Công ty.
Qua một số chỉ tiêu cho thấy: Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng tốt, đó là nhờ sự năng động, sáng tạo của Hội đồng quản trị đã có những nhận định, dự báo đúng về thị trường trong nứơc và khu vực, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Do vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi đúng hướng và phát triển một cách vững chắc, có hiệu quả.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm thành lập báo cáo.
Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được hình thành dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
- Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:
Năm 2009 TSLĐ tăng 207.118 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng tương ứng là 97,22%; chủ yếu do các khoản phải thu tăng 33,84% ứng với 11.094 triệu đồng do phát sinh nhiều chi phí cho việc mua nguyên vật liệu.
TSLĐ còn tăng do giá trị hàng tồn kho tăng lên 142.037 triệu đồng tương ứng với 91,63% mà chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho do Công ty dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
- Về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn:
Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH năm 2009 so với năm 2008 tăng 37,51% ứng với 54.342 triệu đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng 36,11% ứng với 48.104 triệu đồng.
Ngoài TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 đã giảm đi so với năm 2008
- Về nguồn vốn: So với năm 2008, tổng nguồn vốn năm 2009 đã tăng thêm 261.470 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 73,05%. Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 202.820 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 73,44%, trong đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 181.538 triệu đồng tương ứng với 81,1%. Mục đích của khoản vay là nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của Công ty. Tuy nhiên với việc vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao như vậy trong tổng nguồn vốn cũng là một điều đáng lo ngại cho Công ty. Công ty chỉ có thể đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả hiện thời, về kế hoạch sản xuất lâu dài còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty còn phải khắc phục.