Ưu tiên phát triển thị trường trái phiếu nội tệ. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, nâng cao tính thanh khoản, mở rộng quy mô thị trường, xây đường cong lãi suất chuẩn làm nền tảng cho lãi suất xủa trái phiếu doanh nghiệp cũng như các công cụ nợ khác. Chỉ khi nào thị trường trái phiếu chính phủ phát triển khi đó mới có thể khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo động lực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
Chú trọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và tạo thêm sản phẩm cho thị trường chứng khoán, mặt khác làm giảm nhẹ sự tập trung vay vốn ngân hàng góp phần tạo ra cấu trúc phát triển thị trường bền vững:
- Chính phủ đẩy nhanh việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước theo hướng đa sở hữu, với mục tiêu đại bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. - Bên cạnh những quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã thông thoáng
hơn cần có biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập phương án phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu vốn rất cao nhưng vẫn còn lung túng trong việc xây dựng phương án phát hành trái phiếu cũng như việc minh bạch báo cáo tài chính.
- Mở rộng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp về số lượng và chất lượng, từng bước hướng các doanh nghiệp sớm thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng
- Nâng cao kiến thức và nhận thức cho các nhà quản lý tài chính tại các doanh nghiệp và cho nhà đầu tư về trái phiếu doanh nghiệp.
Phát triển hệ thống định mức tín nhiệm trong nước. Tăng cường tính minh bạch thông tin, bắt buộc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải định mức tín nhiệm.
Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hinh thành thị trường trái phiếu chuyên biệt: tạo nên một thị trường trái phiếu sôi động, minh bạch và chuyên nghiệp, thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức như Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, công ty tài chính,..Hình thành một hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp, tạo lập thị trường cho trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Xây dựng cở sở hạ tầng thị trường hiện đại có khả năng tích hợp với các hệ thống công bố thông tin, giám sát của cơ quan quản lý.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 3.2.1. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa và tăng tính thanh khoản cho thị trường
trái phiếu:
Trái phiếu đa dạng đảm bảo những lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư, sẽ tạo nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư, trên cơ sở đó nhà đầu tư có thể so sánh, phân tích đánh giá, và đi đến quyết định đầu tư. Điều này sẽ kích thích và thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường trái phiếu thêm sôi động.
3.2.1.1. Đối với trái phiếu Chính phủ:
Đa dạng hóa hình thức trái phiếu chính phủ, đa dạng hóa không phải chỉ là việc phát hành nhiều TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng về lãi suất, loại hình và phương thức thanh toán vốn gốc và lãi TPCP. Bên cạnh những loại TPCP truyền thống, Chính phủ cần triển khai thêm một số loại trái phiếu: trái phiếu trả lãi bằng 0 hay còn gọi là tría phiếu được chiết khấu, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu thanh toán từng phần,…
3.2.1.2.Đối với trái phiếu địa phương:
Cần có kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị đi kèm theo với nhiều tiện ích khác nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư luôn có được những loại hàng hóa đa dạng phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương nâng cao khả năng huy động vốn trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc huy động vốn. Có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu đô thị dưới các hình thức: trái phiếu chiết khấu, trái phiếu đa kỳ hạn, trái phiếu thanh toán từng phần, trái phiếu có lãi thay đổi, trái phiếu option,…
3.2.1.3.Đối trái phiếu doanh nghiệp:
Thực tế cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% thị trường trái phiếu. Việc tham gia thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ là những bước đi đầu tiên với quy mô nhỏ lẻ, nên bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ phát hành trái phiếu ra thị trường nội địa và chủ yếu là chọn hình thức phát hành riêng lẻ, tức là doanh nghiệp có thể thương lượng trực tiếp với người cung cấp vốn. Bên cạnh đó để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hay trái phiếu gắn với quyền mua (warrant) như trường hợp của Vinaconex phát hành trái phiếu với quyền mua cổ phiếu của một công ty thành viên.