II. NỘI DUNG
4.2.2. Vị trí và các hình thái tổn thương viêm nhiễm đường sinh dục dướ
Xác định bằng cách đặt mỏ vịt thăm âm đạo, kết quả cho thấy phụ nữ viêm âm đạo đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất, 38% trong đó viêm âm đạo mạn tính thường gặp nhất, 71,3%; hình thái viêm cấp chiếm 26,4%; loét sùi chiếm 2,3% (bảng 3.7; 3.9). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Kim Anh 65,28% tại Viện BVBMTSS [2], thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Huệ - Lê Thị Tình 83% tại phòng khám viện BVBMTSS [33], cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Phương Mai 53,8% tại viện BVBMTSS [46], Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ 34,1% [44], của Trần Minh Hùng - Vũ Song Hà 24,5% tại một xã tỉnh Thái Bình [34], Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự 20,7% tại 4 xã thuộc 4 huyện phía bắc tỉnh Hà Tây [61], của Nguyễn Hoàng Châu 17,1% tại thành phố Đà Nẵng [22] và của Đào Thị Thu Hiền nghiên cứu tại Quảng trị [27].
Tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung đứng thứ 2 trong tổng số phụ nữ bị VNĐSDD chiếm 30,1% (bảng 3.7), Trong tổng số các trường hợp viêm CTC thì viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất: 42,0%. Viêm đỏ CTC đứng thứ 2, chiếm tỷ lệ 20,3%. Phụ nữ có polip, nang naboth chiếm 15,9%. Thấp nhất là nhóm CTC bị trợt loét và sùi: 7,3% (bảng 3.10). Tỷ lệ viêm nhiễm cổ tử cung trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Dương Thị Cương 74,0% nghiên cứu VNĐSDD trên các bệnh nhân đến khám tại viện BVBMTSS, của Hoàng Tiến Anh, Vũ Song Hà 60,5%, nghiên cứu tại một xã tỉnh Thái Bình
[34], Trần Phương Mai 55,5% tại viện BVBMTSS [46], [38], Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự 45,3% nghiên cứu tại 4 xã thuộc 4 huyện phía bắc Tỉnh Hà Tây [61], của Vương Tiến Hòa - Nguyễn Hữu Cần - Nguyễn Lan Hương và cộng sự 42,5% nghiên cứu tại khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội [31], cao hơn của Đào Thị Thu Hiền 26,08% nghiên cứu tại một số xã tỉnh Quảng Trị [27]. Theo sức khỏe ngày 19/3/2009 tỷ lệ viêm CTC chiếm hơn 50% ở phụ nữ trong độ tuổi 20 - 50 [58].
Theo bảng 3.10, tỷ lệ phụ nữ bị viêm lộ tuyến CTC là 42,0%. Đây là hình thái tổn thương hay gặp nhất trong các tổn thương ở CTC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Trí Long tại huyện Phổ Yên - Bắc Thái 75,7% [45], [38], cao hơn của Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự 18,4% tại 4 xã thuộc 4 huyện phía bắc tỉnh Hà Tây năm 2002 [61], của Nguyễn Hoàng Châu 39% ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Thành phố Đã Nẵng năm 2010 [22], của Nguyễn Thị Tú - Trần Thị Hạnh 29,88% trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15 - 49 có chồng tại tỉnh Thanh Hóa năm 2000 [59]. Viêm CTC là bệnh thường gặp trừ một số ít phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm [58].
Viêm cổ tử cung cấp tính nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng sẽ dễ tiến triển thành viêm cổ tử cung mãn tính [17], gây khó khăn cho điều trị: mất nhiều thời gian, nhiều kinh phí và phải áp dụng nhiều biện pháp. Tổn thương cổ tử cung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ VNĐSDD trong đó tổn thương tại cổ tử cung cao, chứng tỏ phụ nữ ít quan tâm tới bệnh hoặc không có điều kiện, khi mắc bệnh không đi khám điều trị kịp thời mà chỉ khi bệnh nặng hoặc có đợt khám định kỳ tại xã mới đi khám, cũng có thể do công tác điều trị tại cộng đồng hiệu quả chưa cao.
Tỷ lệ viêm âm hộ là 6,6% (bảng 3.7), thấp nhất trong tổng số các hình thái VNĐSDD. Hình thái viêm nhiễm âm hộ thường gặp là viêm mụn nước lỗ chân lông, 46,7%. Tỷ lệ viêm tuyến Bartholin là 26,6%; sẩn ngứa là 20,0% (Bảng 3.8). Kết quả này thấp hơn kết quả của Vương Tiến Hòa và cộng sự 1-2% nghiên cứu tại Khánh Sơn - Khánh Hòa [29], của Trần Minh Hùng, Hoàng Tiến Anh, Vũ song Hà 15,0% tại một xã tỉnh Thái Bình [34], [35]. Triệu chứng viêm nhiễm âm hộ thường dễ phát hiện, dễ nhận biết, dễ chẩn đoán và điều trị lại dễ dàng hơn, nhanh khỏi hơn so với tổn thương ở âm đạo, cổ tử cung, nên tỷ lệ thấp là phù hợp.
Tổn thương kết hợp từ 2 hình thái trở lên như tổn thương cả AĐ và CTC 25,3% (bảng 3.7). Kết quả này tương tự kết quả của Trần Minh Hùng, Hoàng Tiến Anh - Vũ Song Hà 27,5% nghiên cứu tại Thái Bình [34], [38] và thấp hơn của Nguyễn Lan Hương 55,5% nghiên cứu tại viện BVBMTSS [35].