- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy văn hóa và dạy nghề tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các Trung tâm học tập cộng đồng.
- Tiếp tục đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục, các loại tài liệu phục vụ học tập. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá, tăng cường nề nếp.
5.3.4. Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo dục đại học
- Chỉ đạo các trường trung cấp chuyên nghiệp xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo, trình độ đào tạo.
- Tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp, thông qua việc ký kết các hợp đồng, thoả thuận hợp tác.
- Triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. - Đẩy nhanh tiến độ công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp; tiếp tục triển khai các hoạt động đánh giá ngoài; giám sát, kiểm tra có hiệu quả các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục.
- Tiếp tục mở rộng quy mô phù hợp, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hệ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
- Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp. - Tập trung đổi mới cơ chế tài chính, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, tăng cường thanh tra và xử lý các vi phạm.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Xây dựng một trường cao đẳng kỹ thuật tổng hợp - Phấn đấu mỗi huyện thị có một trung tâm dạy nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2011 – 2012.
2. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
1. Nêu khái quát thực trạng giáo dục Vĩnh Phúc.
2. Anh (chị) đánh giá như thế nào về giáo dục Vĩnh Phúc ? 3. Nêu các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Vĩnh Phúc.