7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực giảng viên
- Cơ cấu đội ngũ: Về công tác xây dựng đội ngũ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (2010 - 2015) khẳng định: “Tiếp tục tập trung xây dựng giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng kiến thức về tin học và ngoại ngữ”. Từ quan điểm đó, trong năm qua, Nhà trường đã có kế hoạch từng bước xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ của Trường, đặc biệt là giảng viên nhằm từng bước bổ sung đội ngũ đủ về số lượng và đạt chuẩn về chất lượng.
Bảng 2.3. Số lượng giảng viên theo trình độ đào tạo của Trường Đại học Hải Dương từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2013
Năm Trình độ 2010 2011 2012 2013 SL % SL % SL % SL % Tiến sỹ 1 0,79 2 1,01 5 2,22 21 6,46 NCS 4 3,17 6 3,03 15 6,67 20 6,15 Thạc sỹ 22 17,46 35 17,68 54 24,00 70 21,5 Đang học cao học 41 32,71 49 24,75 71 31,55 64 19,69 Đại học 58 46,03 106 53,54 80 35,56 150 46,15 Tổng số Giảng viên 126 198 225 325 (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ )
Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển về số lượng giảng viên, thì cơ cấu trình độ giảng viên về chất lượng có xu hướng gia tăng. Năm học 2012 - 2013 có 325 giảng viên, trong đó Tiến sỹ có 21 giảng viên (chiếm 6,46%); thạc sỹ 70 giảng viên (chiếm 21.5%), cử nhân
150 giảng viên (chiếm 46,15%). Về số lượng giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh (NCS) cũng tăng cao, năm học 2009 - 2010 có 4 giảng viên đi NCS và 38 giảng viên học cao học thì đến năm học 2012 - 2013 có 20 giảng viên đi NCS và 64 giảng viên học cao học. Do mục tiêu chiến lược phát triển của trường đến năm 2016 sẽ có trên 50% số giảng viên đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên, do đó nhà trường đã có chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ. Như vậy, lãnh đạo Trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển giảng viên, có được đội ngũ đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao là điều kiện tiên quyết mang lại sự thành công cho sự nghiệp đào tạo của Nhà trường. Chính vì vậy, yêu cầu đào tạo giảng viên chất lượng cao là chủ trương luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Dương hết sức quan tâm.
Với trình độ giảng viên chưa đủ đáp ứng yêu cầu của trường đại học. Tuy nhiên, hai năm tới, với sự quan tâm đặc biệt của Nhà trường về công tác đào tạo và phát triển giảng viên, chắc chắn trình độ giảng viên sẽ được nâng lên vượt bậc.
- Các kỹ năng thực hiện công việc: Được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo được mở rộng; kỹ năng chuyên môn cụ thể là phương pháp giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có sự đổi mới, chất lượng đào tạo và các công trình nghiên cứu phải đạt yêu cầu của một trường đại học. Kỹ năng thực hiện công việc, đặc biệt là các công việc mới của giảng viên Trường Đại học Hải Dương còn nhiều lúng túng. Các kỹ năng cần để hỗ trợ cho công việc như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng nêu tình huống, kỹ năng tổ chức nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, kỹ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài; kỹ năng sưu tầm và phân tích tài liệu, thông tin… còn hạn chế bởi giảng viên lớn tuổi thì quen với nếp đào tạo trung cấp, cao đẳng; giảng viên trẻ thì quá thiếu kinh nghiệm trong công việc. Các kỹ năng này cần được trau dồi, học hỏi và thực hành nhiều.
- Phẩm chất đạo đức của giảng viên: Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường, giảng viên Trường Đại học Hải Dương luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong công việc, tận tâm với sinh viên. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc mới, giảng viên của Trường đại học non trẻ còn thiếu sự năng động, sáng tạo trong công việc, độ ỳ trong nghiên cứu khoa học còn lớn chưa thể là tấm gương sáng về tự học, năng động và sáng tạo cho sinh viên noi theo. Hàng tuần, Nhà trường cũng dành một ngày để sinh hoạt chuyên môn. Trong buổi họp, Đảng bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường không bao giờ quên việc nhắc nhở giảng viên, nhân viên Nhà trường giữ gìn phẩm chất, đạo đức nhà giáo; luôn có cơ chế động viên, khích lệ tinh thần cho giảng viên, nhân viên trong Trường tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Tiềm năng phát triển của giảng viên: Hầu hết các giảng viên của Trường đều có khả năng học lên cao; có tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội; say mê tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy; có khả năng tiếp cận với kiến thức khoa học mới. Lãnh đạo Nhà trường thường tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm phát hiện tiềm năng phát triển của giảng viên Nhà trường. Từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển giảng viên đúng đắn, kịp thời, liên tục. Hàng năm, qua bình xét thi đua, có nhiều giảng viên được công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh và được nhận các hình thức khen khác.
Bảng 2.4. Kết quả bình xét thi đua từ năm 2009 đến năm 2013
2009 2010 2011 2012 2013 Ghi chú
Bằng khen của Bộ giáo
dục và đào tạo 2 3 3 Những người đang
nghỉ thai sản không tham gia bình xét.
Bằng khen của Ủy ban
nhân dân tỉnh 4 4 5 6 8
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 3 4 4 5 8
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 22 27 33 38 42
Lao động tiên tiến 155 191 203 218 246
Số giảng viên được bình xét/ tổng số giảng viên 184 /188 226/ 231 247 /256 270 /289 307 /325
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng Tổ chức Cán bộ)
Về cơ cấu giảng viên với các chức danh giảng viên cao cấp, giảng viên chính còn thấp, nguyên nhân chính là do tỷ lệ giảng viên trẻ chiếm phần lớn, mặt khác quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để dự thi giảng viên lên giảng viên chính, ngoài
Danh hiệu
tiêu chuẩn về trình độ là từ thạc sĩ trở lên còn xét về thâm niên công tác và hệ số lương trên 3,66 và có đề án hoặc công trình NCKH… Do vậy, phần lớn giảng viên của Nhà trường chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để dự thi nâng ngạch lên GVC.
Bảng 2.5. Số lượng giảng viên của Trường Đại học Hải Dương theo chức danh năm tính đến tháng 8 năm 2013
Cơ cấu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Theo ngạch giảng viên 325 100
Giảng viên chính 03 0.93
Giảng viên 295 90.77
Giảng viên tập sự 27 8.30
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)
Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy: Chức danh giảng viên chính hiện có 03 người 0,93 %, chức danh giảng viên: 295 người chiếm 90,77%, chức danh giảng viên giảng dạy thực hành:27 người chiếm 8,30%. So với cơ cấu đạt chuẩn theo yêu cầu thì cơ cấu ngạch chức danh giảng viên của Nhà trường về cơ bản chỉ đạt ở mức giảng dạy bậc cao đẳng, để có số giảng viên, giảng viên chính giảng dạy bậc đại học Nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo số giảng viên đã đạt và gần đạt các tiêu chuẩn về thi nâng ngạch giảng viên, giảng viên để tạo nguồn số giảng viên này giảng dạy bậc đại học các năm tiếp theo.