1. Phổ biến và triển khai quy hoạch
- Công bố công khai "Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020" trên trang Website ngành Công thương của tỉnh và các Website của tỉnh. Sao gửi các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh để triển khai thực hiện.
- Dành quỹ đất và quản lý quỹ đất theo quy hoạch đã phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp theo tiến độ trong quy hoạch và công khai cho dân.
- Lập quy hoạch khu dân cư, dịch vụ các hoạt động hỗ trợ cụm công nghiệp.
- Xây dựng phương án cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa trong việc xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp cũng như xét duyệt các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
2. Phân công tổ chức thực hiện 2.1. UBND các huyện, thành, thị:
Là chủ đầu tư các dự án xây dựng các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động các cụm công nghiệp; chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các Sỏ, ngành liên quan của Tỉnh để giải quyết.
Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp của địa phương.
Định kỳ báo cáo tình hình triển khai về đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp do địa phương quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo pháp luật hiện hành.
2.2. Sở Công thương:
Tổ chức qui hoạch chi tiết 1 - 3 cụm để rút kinh nghiệm trước khi UBND các huyện triển khai thực hiện qui hoạch chi tiết theo lộ trình
Chủ trì theo dõi và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn theo từng thời kỳ. Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các Ban quản lý cụm công nghiệp ở các huyện.
Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp theo quy hoạch.
Xây dựng kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm để có cơ sở quản lý và có kế hoạch phát triển phù hợp với từng thời kỳ.
Công bố chủ trương, quy hoạch và các cơ chế chính sách xây dựng cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn.
Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
2.3. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
Chủ trì tham mưu cho UBND phê duyệt kế hoạch 5 năm, hàng năm;
phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy hoạch;
Rà soát, phân loại đánh giá ngành nghề các doanh nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư; hàng năm cân đối nguồn vốn để hỗ trợ, bổ sung một phần cho các huyện, thành, thị triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp.
Soạn thảo các tiêu chí ưu tiên bố trí vào các cụm công nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp thành lập mới nhưng chưa có mặt bằng để bố trí trình UBND tỉnh phê duyệt.
Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.
2.4. Sở Xây dựng:
Chủ trì xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, sở ngành, UBND huyện trong việc lập quy hoạch chi tiết đối với các cụm công nghiệp.
2.5. Sở Tài nguyên - Môi trường:
Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sản xuất công nghiệp cho các cụm công nghiệp theo đăng ký sử dụng đất của UBND huyện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp.
Tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ chi tiết cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng các cụm công nghiệp.
Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt phối hợp với Sở Công thương và UBND các huyện tiến hành kiểm tra xác định mức độ gây ô
nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương để phân loại và xác định thứ tự trước sau phải di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại khu vực dân cư vào các cụm công nghiệp.
Là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan lập đề án về xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu, cụm CN;
2.6. Sở Lao động: Tăng cường công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho lao động, nhất là lao động công nghiệp.
PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
1. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp của tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 được nghiên cứu xây dựng và xem xét, khảo sát thực địa tại các địa điểm dự kiến, với sự đề xuất và nhất trí ủng hộ của UBND các huyện, thành phố. Việc đề xuất các điểm cũng như quy mô và phân kỳ các giai đoạn xây dựng cụm công nghiệp được thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng cụm và cân đối nhu cầu mặt bằng sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, có tính đến các yếu tố tác động một cách toàn diện.
2. Quy hoạch này phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt trước đây trên địa bàn và trong vùng, đồng thời dựa trên các văn bản pháp luật quy định về cụm công nghiệp tập trung của Nhà nước đã ban hành, có tính đến điều kiện cụ thể trước mắt và yêu cầu phát triển bền vững và lâu dài của Sơn La.
3. Với sự đồng tình dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp của nhân dân địa phương, sự nhất trí cao của các cấp uỷ đảng và UBND các cấp của tỉnh Sơn La, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, sự giám sát chặt chẽ của HĐND Tỉnh, sự lãnh đạo sáng tạo, kiên quyết của UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan, sau khi được phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 sẽ đi vào cuộc sống, các nguồn lực và vận hội mới trên địa bàn sẽ được khai thác triệt để, góp phần
đưa Sơn La thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.